Phóng viên: Thưa Đại tá Đào Hữu Dân, vụ cháy tại phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa qua khiến 8 người tử vong một lần nữa báo động công tác phòng chống cháy nổ tại các nhà xưởng, nhà kho. Ông có thể chia sẻ những thông tin mới nhất liên quan đến vụ cháy này?
Đại tá Đào Hữu Dân: Trước hết, cho phép tôi được chia sẻ nỗi đau về những mất mát không gì bù đắp được của người thân cùng gia đình của tám nạn nhân trong vụ cháy đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm TP Hà Nội rạng sáng ngày 12/4/2019 vừa qua. Hiện nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 313 Bộ Luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 với tội danh “Vi phạm quy định về PCCC”. Tôi cũng như các thính giả nghe đài cũng đang chờ đợi kết quả điều tra sớm nhất có thể của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, phải khẳng định với các bạn rằng điều tra các vụ án có liên quan đến cháy là một công việc khó khăn, phức tạp, vì trước hết phải xác định rõ nguyên nhân trực tiếp phát sinh cháy thông qua công tác khám nghiệm hiện trường, giám định dấu vết cháy cũng như hàng loạt các biện pháp điều tra khác. Tiếp đó, phải làm rõ được việc gây cháy do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nếu do vi phạm quy định về PCCC thì trách nhiệm thuộc về ai? Điều này phải dựa trên những quy định về trách nhiệm PCCC trong Luật PCCC cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC có liên quan. Vì vậy, chúng ta hãy chờ đợi kết quả điều tra. Tôi cũng hy vọng rằng, từ vụ cháy này, UBND các cấp cùng cơ quan Cảnh sát PCCC các địa phương có kế hoạch tổng rà soát tất các các cơ sở, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao nằm xen cài trong khu dân cư để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Phóng viên: Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy nhà dân, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ nằm trong khu dân cư, làm chết và bị thương nhiều người. Vậy tại sao hiện nay vẫn có nhiều xưởng sản xuất, kinh doanh được đặt xen lẫn với các khu dân cư?
Đại tá Đào Hữu Dân: Vâng, đó là một thực tế. Trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tới 180.000 khu dân cư với mô hình thôn, ấp, bản, tổ dân phố, phum, sóc. Vấn đề PCCC khu dân cư đang là một trong những vấn đề nóng về PCCC không chỉ đối với hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh mà còn là đối với các loại hình cơ sở nằm xen cài trong khu dân cư. Vấn đề là ở chỗ theo quy định của Hiến pháp, công dân có quyền sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo đó, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ, lẻ, quy mô không lớn, pháp luật chưa có quy định cụ thể về điều kiện hoạt động, chẳng hạn không được đặt địa điểm tại các khu dân cư. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, một số cá nhân tổ chức sản xuất, kinh doanh tự phát nhưng do thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền cơ sở nên các laoij hình cơ sở trên vẫn tồn tại.
Phóng viên: Vậy theo luật PCCC hiện hành, những xưởng sản xuất, kinh doanh như xưởng sản xuất tại Trung Văn – Hà Nội có được phép đặt tại trong khu dân cư không?
Đại tá Đào Hữu Dân: Như trên tôi đã nói, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Luật PCCC tại Điều 29 có quy định bất kỳ cơ sở nào vi phạm quy định về PCCC, tuỳ theo tính chất mức độ có thể bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động. Riêng đối với các cơ sở là kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hoá chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người, tại Điều 63a Luật PCCC quy định: Phải có phương án di chuyển, bảo đảm khoảng cách an toàn.
Phóng viên: Các vụ cháy tại khu dân cư, hộ gia đình, nhất là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, hệ lụy của những vụ cháy cũng kéo dài, khó phục hồi. Tình hình cháy nổ ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao về cả số vụ (trên 50%) và thiệt hại về người, tài sản là 83%. Đối với những vụ cháy nhà xưởng sản xuất, nhà kho nằm trong khu dân cư khó khăn trong công tác chữa cháy mà lực lượng chức năng gặp phải là gì?
Đại tá Đào Hữu Dân: Mọi người chúng ta chắc ai cũng biết rằng khi xảy cháy tại một cơ sở, một nhà dân thì thì ngay lập tức phải có ngay giải pháp tổ chức cứu người, đưa người thoát khỏi đám cháy nếu phát hiện có người bị kẹt trong đám cháy. Vì vậy, nếu để chậm, cho dù một, hai phút, do sự tác động của khói, khí độc có thể làm cho nạn nhân bị tử vong. Đây là hoạt động mang tính khẩn cấp. Đối với vụ cháy nhà dân trong các khu dân cư hoặc các cơ sở nhà xưởng, kho tàng nằm trong khu dân cư thì vấn đề khó khăn nhất chính là sự không bảo đảm cho xe chữa cháy và cán bộ, chiến sĩ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thể tiếp cận đám cháy một cách nhanh nhất do tình trạng đường giao thông chật hẹp và mật độ tham gia giao thông đông đúc như ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Mặt khác, nhiều hộ gia đình, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có lối thoát nạn, nên khi xảy cháy nạn nhân bất lực không thể thoát ra ngoài.
Phóng viên: Lo lắng, bất an đang là tâm trạng chung của những người đang sinh sống tại các khu dân cư nằm sát bên các nhà xưởng sản xuất, nhà kho. Những người dân đang sinh sống cạnh những nhà xưởng sản xuất, nhà kho thì cần lưu ý những điều gì trong công tác phòng cháy, chữa cháy, thưa ông?
Đại tá Đào Hữu Dân: Những lo lắng bất an của các hộ gia đình cạnh các xưởng sản xuất, kho bãi là điều thực tế. Theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, khi xây dựng các nhà xưởng phải đảm bảo khỏng cách an toàn đến các nhà ở xung quanh. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan mà khoảng cách đó không bảo đảm theo quy định. Trong trường hợp này, người dân cần có ý kiến phản ánh, kiến nghị đến chính quyền địa phương để họ có biện pháp xử lý, khắc phục.
Phóng viên: Hiện nay trên địa bàn cả nước có hàng nghìn khu nhà xưởng, kho bãi đang hoạt động nằm xen ké trong các khu dân cư, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Đối với những nhà xưởng, kho bãi nằm trong khu dân cư hiện nay thì phải đảm bảo các yếu tố, quy định về phòng cháy chữa cháy như thế nào? Việc cấp phép, kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng với các cơ sở này thời gian qua được thực hiện ra sao, thưa ông?
Đại tá Đào Hữu Dân: Như trên tôi đã phân tích sự tồn tại các nhà xưởng, kho bãi xen cài trong khu dân cư có những nguyên nhân do lịch sử để lại, có nguyên nhân do sự phát triển kinh tế xã hội, do không có quy hoạch nên những cơ sở trước nằm xã khu dân cư nhưng sau đó lại bị nhà dân bao quanh hoặc do nguyên nhân các chủ đầu tư không biết hoặc cố tình phớt lờ những quy định về PCCC … Đây là thực tế rất phức tạp không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn là vấn đề xã hội. Theo các quy định của Luật PCCC, các công trình xây dựng phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đối với những công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt PCCC (được quy định tại phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ) thì trước khi xây dựng phải được thẩm duyệt về PCCC. Trong suốt quá trình hoạt động, chủ các cơ sở phải duy trì các điều kiện an toàn PCCC, như: Phải ban hành nội quy, quy định về PCCC; phải bảo đảm hệ thống điện, hệ thống chống sét, chống tĩnh điện; các thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt bảo đảm an toàn PCCC; phải có quy trình kỹ thuật an toàn PCCC phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cơ sở phải tự trang bị phương tiện PCCC, bảo đảm hệ thống giao thông, nguồn nước phcuj vụ chữa cháy; cơ sở phải có lực lượng PCCC tại chỗ và thường xuyên bảo đảm việc xây dựng, thực tập PACC.
Việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng thời gian qua đã được các đơn vị, địa phương tăng cường nhất là sau những vụ cháy tại các nhà dân gây chết người mấy năm qua. Trên thực tế, đối với những cơ sở do lực lượng Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý thì công tác kiểm tra được duy trì thường xuyên theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với các cơ sở nhỏ lẻ, hoạt động tự phát ở địa phương nào thì do UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn. Rất tiếc rằng ở một số nơi, chính quyền địa phương chưa làm tốt vấn đề này, có biểu hiện buông lỏng, chưa làm hết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về PCCC đối với các khu dân cư.
Phóng viên: Với nhiều người sinh sống bên cạnh các nhà xưởng, nhà kho ở trong khu dân cư là rất nguy hiểm. Khi xẩy ra cháy cũng rất khó kiểm soát. Theo ông có cần thiết phải di dời những cơ sở này ra một khu riêng biệt, cách xa khu dân cư?
Đại tá Đào Hữu Dân: Vâng, đó là nhu cầu thực tế và rất chính đáng. Các cơ sở sản xuất, kho tàng nằm trong khu dân cư không chỉ gây nguy cơ cháy, nổ cao mà còn tác động ảnh hưởng đến môi trường sống trong khu dân cư. Tôi được biết, hiện nay tại nhiều địa phương đã có kế hoạch di dời các cơ sở vào các cụm công nghiệp nằm xa khu dân cư. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Trên thực tế cả nước đã có khoảng 700 cụm công nghiệp đi vào hoạt động. Vấn đề quan trọng là chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cùng quyết tâm hành động để có thể thành lập các cụm công nghiệp phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Phóng viên: Nếu xảy ra cháy các nhà xưởng, nhà kho, xưởng sản xuất kinh doanh nằm trong khu dân cư cũng dễ cháy lan các nhà xung quanh. Vậy ai sẽ có trách nhiệm đền bù những thiệt hại do cháy lan gây ra với các hộ dân xung quanh và việc đền bù như thế nào?
Đại tá Đào Hữu Dân: Về vấn đề bạn nêu, nếu cơ sở xảy cháy lan sang các hộ dân xung quanh thì cơ sở gây cháy phải bồi thường thiệt hại cho các hộ dân theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015. Về mức độ bồi thường thiệt hại theo sự thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự.
Phóng viên: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn về PCCC tại các kho, xưởng sản xuất kinh doanh thời gian qua được tiến hành ra sao, thưa ông? Hiện nay chúng ta có chuyên đề riêng để tập huấn cho các đối tượng này hay vẫn nằm trong kế hoạch tập huấn chung của khu dân cư?
Đại tá Đào Hữu Dân: Công tác tuyên truyền, tập huấn về PCCC đã được Luật PCCC quy định, theo đó đối với các cơ sở thuộc phụ lục I Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật PCCC thì hàng năm phải tiến hành tập huấn nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ là 16 giờ. Đối với cơ sở nhỏ lẻ, chưa nằm trong quy định tại Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì kết hợp cùng với khu dân cư. Trách nhiệm tổ chức thuộc về UBND cấp xã, Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tham gia hướng dẫn, tuyên truyền.
Phóng viên: Theo ông, đâu sẽ là giải pháp để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ từ các nhà xưởng, nhà kho nằm trong khu dân cư? Tới đây lực lượng chức năng cần triển khai những biện pháp gì để tránh xẩy ra những vụ việc đáng tiếc như vụ việc xẩy ra tại ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa qua?
Đại tá Đào Hữu Dân: Trước tình hình cháy, nổ trong khu dân cư, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 5/12/2018 về Tăng cường công tác PCCC tại khu dân cư. Theo đó, chỉ thị nhấn mạnh đến việc tăng cường trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND cấp tỉnh, Bộ công an trong công tác PCCC khu dân cư, chỉ thị cũng đòi hỏi các cơ quan này phải tiến hành các biện pháp kiên quyết, đồng bộ, đề ra các giải pháp cụ thể để khắc phục các nguyên nhân và điều kiện gây cháy, nổ tại các khu dân cư.
Đối với các cơ quan chức năng và đặc biệt là chính quyền cấp xã trước mắt cần phải nắm tình hình, tiến hành điều tra cơ bản, lên danh sách, phân loại đối với từng cơ sở nằm xen cài trong khu dân cư. Đối với những cơ sở không đủ điều kiện an toàn PCCC thì tuỳ theo tính chất mức độ phải yêu cầu cơ sở khắc phục ngay thiếu sót, xử phạt vi phạm hành chính, có những cơ sở phải ra quyết định tạm đình chỉ, thậm chí đình chỉ hoạt động.
Chính quyền cơ sở phải tiến hành rà soát quy hoạch, bảo đảm giao thông đặc biệt là nguồn nước chữa cháy tại chỗ. Chỉ đạo, giải quyết dứt điểm tình trạng chiếm dụng lối đi chung, câu móc điện. Vận động nhân dân tự nguyện di dời các cơ sở nhỏ lẻ có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư; bảo đảm xây dựng lực lượng dân phòng, trang bị đủ phương tiện PCCC theo quy định của Bộ Công an để lực lượng này là nòng cốt trong công tác PCCC tại khu dân cư.
Phóng viên: Qua đây thì ông có khuyến cáo gì với các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, kho bãi, nhà xưởng trong công tác phòng chống cháy, nổ ở cơ sở kinh doanh của mình?
Đại tá Đào Hữu Dân: Trước hết về phương diện nhận thức, các chủ cơ sở phải thấy rằng PCCC là yêu cầu tự thân, là công việc gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện cần trong sự phát triển của doanh nghiệp, là trách nhiệm bảo đảm an toàn sinh mạng, tài sản của cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong phạm vi quản lý của mình, là trách nhiệm của chính mình chứ không phải của người khác. Trách nhiệm đó phải được thể hiện và thực hiện một cách nghiêm túc những quy định của Luật PCCC, các quy định an toàn cháy, nổ trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC mà nhà nước đã ban hành, cụ thể là:
Tại mỗi cơ sở phải ban hành các quy định, nội quy; phân công trách nhiệm về PCCC và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của mọi người;
Phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng về PCCC cho người lao động;
Phải thành lập, duy trì hoạt động đội PCCC cơ sở, tạo điều kiện và thực hiện chế độ chính sách để đội PCCC cơ sở hoạt động, thực hiện các công tác phòng ngừa và bảo đảm việc chủ động chữa cháy khi có cháy xảy ra. Duy trì lực lượng thường trực kể cả trong ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ làm việc
Phải bảo đảm việc trang bị các phương tiện PCCC tại chỗ đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở theo quy định của Bộ Công an. Bảo đảm nguồn kinh phí cho PCCC;
Định kỳ tổ chức công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC tại cơ sở; hàng năm phải xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại cơ sở
Tổ chức thực hiện các quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC; thực hiện một cách nghiêm túc các yêu cầu, kiến nghị về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất…
Phóng viên: Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ vừa rồi của Đại tá, PGS.TS Đào Hữu Dân.
Thu Hiền - Vương Dũng - Kiều Anh
(ANTV) - Phát huy sức trẻ trong các hoạt động thiện nguyện, nhất là trong công tác đền ơn đáp nghĩa; gắn công tác chuyên môn trong các hoạt động tình nguyện… là cách làm của các đoàn viên thanh niên công an huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái
(Radiocand) - Không được cấp thẻ nhà báo nhưng nhiều năm qua có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại các Phòng công tác Đảng và công tác chính trị ở Công an các địa phương đã miệt mài với công tác báo chí, sẵn sàng dấn thân vào những nơi hiểm nguy, bão lũ, thiên tai để kịp thời mang đến công chúng những bài viết nóng hổi tính thời sự, ghi nhận những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên các chuyên mục truyền hình An ninh hay phát thanh Công an nhân dân, các tờ báo từ trung ương đến địa phương
(Radiocand) - Sơn La với 274 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, nước bạn Lào, là tỉnh vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.. Cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an trên địa bàn trọng điểm này chưa bao giờ ngơi nghỉ
(ANTV) - Tỉnh Đồng Tháp có đặc điểm sông ngòi chằng chịt, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng vào mùa mưa bão, tại một số ngã ba, ngã tư nước xoáy, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy rất cao.
(ANTV) - Ngày 11/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Ngọc Hiền (37 tuổi, trú tại ấp Nguyệt Trường, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long) để điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập huyện Vân Hồ, ngày 10/6, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an đã tới thăm, tặng quà Thường trực huyện ủy Vân Hồ, Trung tâm y tế huyện và nhân dân trên địa bàn huyện Vân Hồ.
(ANTV) - Qua 3 tháng cao điểm xử lý nồng độ cồn, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Sơn La đã phát hiện, xử lý hơn 6.500 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn
(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam sau đó vận chuyển qua nước thứ 3 để tiêu thụ, cơ quan chức năng bắt giữ 01 đối tượng, thu giữ 10 bánh heroin, cùng một số tang vật có liên quan.
(ANTV) - Sồng A Hờ vận chuyển gần 10 kg ma túy tổng hợp từ bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) ra Quốc lộ 6 để giao cho một người không rõ tên, tuổi thì bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Sơn La bắt giữ.