Thứ Tư, 15/05/2024 17:19 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

Hà Nam: Giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng nhờ các mô hình thiết thực

Anh Ngô Văn Huy là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở thôn Quan Trung, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhìn trang trại chăn nuôi hơn 700m2 với vườn cây trái mùa nào thức nấy do chính tay anh vun xới, ít ai nghĩ chủ nhân của nó là người từng vướng vào vòng lao lý với bản án tới 18 năm về tội “cướp tài sản”. Những ngày mới trở về địa phương, anh Huy cũng như bao người từng có quá khứ lầm lỗi khác đã gặp không ít khó khăn. Những biến cố trong gia đình cùng sự kỳ thị của ít nhiều của người xung quanh khiến anh luôn mặc cảm, dằn vặt bản thân và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhờ sự động viên của người thân, sự giúp đỡ từ chính quyền, đặc biệt là lực lượng Công an huyện Lý Nhân, Ban Công an xã Văn Lý, anh Huy đã mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng gia đình xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Sau 1 năm, cuộc sống dần ổn định, anh mở thêm một cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi và phân bón, thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, thu nhập bình quân của gia đình đạt mức 400 triệu/ năm." Ngoài trả nợ, những năm gần đây, anh Ngô Văn Huy luôn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, như một cách tri ân những người đã tiếp bước cho anh trở lại với cuộc đời lương thiện.

Cũng như anh Huy, anh Nguyễn Đức Thức ở xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) từng chấp hành bản án 15 năm tù tại Trại giam Tân Lập với tội danh “Giết người". Những ngày đầu trở về với gia đình, sống trong sự mặc cảm trĩu nặng, mặc cảm mình từng là đối tượng giết người, anh có cảm giác mọi ánh mắt đều hướng về anh với sự kinh sợ, xa lánh. Anh sống thu mình trong bốn bức tường, ý nghĩ sẽ tìm đến sống ở một nơi thật xa, không ai biết đến mình luôn thường trực trong đầu. Hiểu được những khó khăn anh gặp phải khi tái hòa nhập cộng đồng, chính quyền địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Công an xã, Công an huyện Duy Tiên và Công an thành phố Phủ Lý đã trực tiếp đến tận gia đình gặp gỡ, chia sẻ với anh những vấn đề còn khúc mắc và động viên, giúp đỡ, xác nhận cho anh vay vốn làm ăn. Mưa dần thấm lâu, với sự chân tình của các đồng chí trong Đảng uỷ, chính quyền địa phương cùng với lực lượng Công an thường xuyên đến động viên, chia sẻ anh dần cảm nhận được sự bao dung của bà con hàng xóm và lấy lại niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân. Sau nhiều nỗ lực mưu sinh anh đã chọn làm nghề hợp đồng cho thuê cốt pha xây dựng. Hiện nay anh và gia đình mỗi tháng có thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng.

Những trường hợp như anh Huy, anh Thức ở tỉnh Hà Nam không phải hiếm, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có hàng trăm đối tượng đặc xá, tù tha trở về đã hoàn lương, có việc làm ổn định và tích cực tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Thực hiện Nghị định số 80/CP của Chính Phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp công an tỉnh đã tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo công an các huyện, thành phố quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Từ đó, Công an các huyện, thành phố đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực trong công tác này, đem lại lòng tin cho nhân dân nói chung và những người đặc xá, tha tù trở về địa phương nói riêng. "Công an thành phố đã chỉ đạo công an các phường xã, phối hợp với các đội nghiệp vụ, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong tổ chức tuyên truyền, giáo dục, đến gặp gỡ thường xuyên, cũng như tạo điều kiện cho các đối tượng đã lầm lỡ, đã vi phạm pháp luật đã thi hành án về, tạo điều kiện, công ăn việc làm cho họ phát triển kinh tế", Thượng tá Lê Đức Tùng, Trưởng Công an thành phố Phủ Lý cho biết.

Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có 805 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương và được xóa án tích cực lao động, làm ăn lương thiện, hòa nhập cộng đồng và có 18 mô hình tiêu biểu trong công tác này. Điển hình như mô hình “2 + 1" (2 cựu chiến binh giúp đỡ 1 người tù tha về địa phương) của Hội cựu chiến binh xã Bình Mỹ, huyện Bình Lục; mô hình “3 +1" (1 cán bộ Hội phụ nữ Công an tỉnh phối hợp với 1 hội viên phụ nữ Công an huyện, thành phố và 1 hội viên phụ nữ ở cơ sở giúp đỡ 1 nữ tù tha về địa phương tái hòa nhập cộng đồng)… Đại úy Vũ Thị Kim Thu, Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an huyện Duy Tiên nói: "Chúng tôi phối hợp với một số xã, thị trấn, ví dụ như là Đồng Văn thì đã tạo điều kiện cho vay vốn để các chị phụ nữ đi tù về vượt qua hoàn cảnh khó khăn, ví dụ các chị ý vay 2,30 triệu để mở hàng nước hoặc cho con cái các chị mở các cửa hàng sửa xe để tạo công ăn việc làm cho cả gia đình để thực hiện cho công tác tái hòa nhập cộng đồng được tốt hơn, đảm bảo ANTT ở địa phương. Đối với Đoàn thanh niên của xã Bạch Thượng thì họ vay vốn cho một đối tượng tù tha về 30 triệu để làm mô hình đa canh, nuôi cá, nuôi lợn để tăng thu nhập gia đình".

Con số hàng trăm người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng có việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân và gia đình ở Hà Nam (trong đó không ít người tích cực xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giỏi được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng) thể hiện sự nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương, đặc biệt là lực lượng Công an Hà Nam. Những mô hình do lực lượng Công an tham mưu đề xuất thực hiện trong công tác này đã và đang đồng hành, góp phần tạo điều kiện giúp đỡ những người một thời lầm lỗi, để họ vượt qua mặc cảm, tự ti vươn lên làm lại cuộc đời và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Hà Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Những nhà báo mang sắc phục Công an

Những nhà báo mang sắc phục Công an

(Radiocand) - Không được cấp thẻ nhà báo nhưng nhiều năm qua có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại các Phòng công tác Đảng và công tác chính trị ở Công an các địa phương đã miệt mài với công tác báo chí, sẵn sàng dấn thân vào những nơi hiểm nguy, bão lũ, thiên tai để kịp thời mang đến công chúng những bài viết nóng hổi tính thời sự, ghi nhận những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên các chuyên mục truyền hình An ninh hay phát thanh Công an nhân dân, các tờ báo từ trung ương đến địa phương

Cuộc chiến cam go với tội phạm ma túy

Cuộc chiến cam go với tội phạm ma túy

(Radiocand) - Sơn La với 274 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, nước bạn Lào, là tỉnh vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.. Cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an trên địa bàn trọng điểm này chưa bao giờ ngơi nghỉ

Công an Lào Cai triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy qua biên giới

Công an Lào Cai triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy qua biên giới

(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam sau đó vận chuyển qua nước thứ 3 để tiêu thụ, cơ quan chức năng bắt giữ 01 đối tượng, thu giữ 10 bánh heroin, cùng một số tang vật có liên quan.

Xem thêm