Thứ Năm, 16/05/2024 03:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Vì nhân dân phục vụ

Những con chữ thức tỉnh lương tri

Lê Dung
 

Lớp học đặc biệt

11 năm thâm niên trong ngành thì có tới 10 năm Đại úy Chử Thị Hồng gắn bó với những lớp học xóa mù chữ ở trại giam Yên Hạ. Chị bảo: Giáo trình dạy cho các phạm nhân được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Yên cung cấp theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở đó quy định rõ nội dung bài giảng, số tiết dạy theo sách giáo khoa nhưng không như những học sinh phổ thông; phần đông phạm nhân ở lớp xóa mù có độ tuổi cao, tiếng kinh không sõi; việc nghe giảng và tiếp thu kiến thức ở một số người rất hạn chế. Bên cạnh đó, do tâm lý từng phạm tội nên sự buông xuôi, buồn chán là điều rất dễ gặp phải ở các phạm nhân khi lên lớp “Dậy ở đây rất khó khăn vì nhiều phạm nhân người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, tiếng Kinh không sõi.  Chúng tôi vừa dạy, vừa cảm hóa phạm nhân. Nhiều phạm nhân không muốn học nhưng chúng tôi quá trình học, chúng tôi giải thích cho phạm nhân thì các anh tiếp thu tốt, viết được thư về cho gia đình. Chúng tôi cũng sửa lỗi chính tả cho phạm nhân để họ hoàn chỉnh bức thư cho gia đình”.

 

Kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần thiết nhất khi đứng lớp ở đây. Để làm được điều ấy, người cán bộ làm công tác quản giáo phải thật sự tận tâm. Đại úy Chử Thị Hồng đã chia sẻ với chúng tôi như thế. Rồi chị kể cho chúng tôi nghe rất nhiều những câu chuyện chân thực, cảm động về tình người trong các con chữ. Đó là những đêm trắng phạm nhân ngồi trong buồng giam tự học; là nỗi vui sướng vỡ òa khi những con người từng lầm lỗi tự viết được tên mình; là hạnh phúc của cô giáo Hồng khi phạm nhân nhờ chị soát lỗi chính tả cho bức thư họ viết gửi gia đình: “Những năm trước có phạm nhân còn viết thư cảm ơn cô, cám ơn cô đã dạy chữ để viết thư cho gia đình. Sau này có phạm nhân gặp cô còn cám ơn cô”.

 

Với cô giáo Chu Thị Thu, gắn bó 2 năm với Trại giam Yên Hạ; Thu hiểu phần nào những khó khăn, vất vả của cán bộ quản giáo khi nơi đây luôn có khoảng 3000 phạm nhân cải tạo. Là trợ giảng cho Đại úy Chử Thị Hồng, những ngày đầu bỡ ngỡ Thu đánh vật với con chữ khi dạy cho số phạm nhân người dân tộc không biết tiếng Kinh hay những phạm nhân không muốn học và bất cần đời. Tuy nhiên, khó khăn đó chỉ là chuyện thường ngày bởi hơn hết là tình yêu mà chị dành cho công việc và trách nhiệm xã hội của một cô giáo trẻ: “Không như trẻ con chỉ học học học, họ nghĩ đến nhiều thứ như việc lao động, gia đình... Tâm lý của họ bất ổn lắm. Với lại nhiều phạm nhân không biết tiếng Kinh nên mình phải kiên trì thôi, kiên trì từng tí một; mỗi ngày một chút thì dần dần họ cũng biết chữ”.

 

Điều kỳ diệu đằng sau những con chữ

Do khoảng 17% phạm nhân ở Yên Hạ không biết đọc, biết viết nên mỗi năm trại mở 2 lớp xóa mù chữ, mỗi lớp 35 phạm nhân. Sau một năm miệt mài học tập, có đến hơn 95% phạm nhân tốt nghiệp lớp này với khả năng đọc và viết thành thạo. Con số đó chưa phải đã nói lên tất cả bởi đằng sau những tháng ngày nhọc nhằn học chữ; sau ánh sáng của tri thức là sự thức tỉnh lương tri nơi những con người từng lầm lỗi. Như Sùng A Páo, sinh năm 1993 ở thôn Thung Ẳng, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, Páo vào trại Yên Hạ tháng 8-2021 thì đến tháng 9-2022, anh tham gia lớp học xóa mù chữ. Do tuổi trẻ, khá nhanh nhẹn, lại ham học hỏi Sùng A Páo được bầu làm lóp trưởng. Sau hơn 4 tháng làm quen với con chữ, đến nay, Páo đã có thể đọc và viết tên mình: “Lúc đầu mới học khó nhưng giờ biết rồi thì thấy không khó lắm, cô giáo dạy được”.

 

Nói chưa sõi tiếng Kinh song giờ đây, Sùng A Páo đã có thể đọc, viết tên mình và tên của những người mà anh yêu thương. Việc đọc chữ đã giúp Páo cũng như nhiều phạm nhân trong lớp tiếp cận nhanh hơn, nhiều hơn với các thông tin trên đài, báo và các chương trình truyền hình. Cũng từ đây, anh nâng cao nhận thức, thấy được việc làm sai trái và nguy hiểm của bản thân “Không biết gì, nghĩ sai thì mới đi làm sai thôi. Giờ ở trong này mới thấy thương vợ con, gia đình. Chỉ khuyên người trong bản, trong nhà thì làm đúng nhà nước thôi, ma túy bỏ đi, làm đúng như thế thôi”.

 

Khác với Sùng A Páo, Hồ Bảo Vân (SN 1987) từng mang án chung thân vì tội giết cướp. Lúc mới vào trại, Vân ngang tàng và bất cần, anh thường xuyên vi phạm nội quy. Sau khoảng thời gian vất vả ban đầu, các cán bộ quản giáo đã dần cảm hóa Vân. Nhờ cải tạo tốt, anh 2 lần được giảm án. Vân chia sẻ: Những câu chuyện về gia đình đặc biệt về người mẹ mà Hồ Bảo Vân rất mực yêu thương đã lay động trái tim anh. Từ một người không biết đọc biết viết, sau 1 năm tham gia lớp xóa mù chữ; năm 2017, Hồ Bảo Vân đã viết những dòng thư đầu tiên cho mẹ. Và hạnh phúc vỡ òa khi Vân nhận được thư của bà. Bức thư được Vân cất giữ cẩn thận suốt 5 năm qua đã trở thành nguồn độc lực cho anh trong những phút yếu lòng.

 

Hồ Bảo Vân, Sùng A Páo chỉ là 2 trong hàng trăm phạm nhân đã tìm thấy ánh sáng của tri thức từ lớp học xóa mù chữ. Từ sự tận tâm và tình yêu thương của các thầy cô giáo, các cán bộ quản giáo trại giam Yên Hạ; những con chữ đã phần nào đánh thức lương tri và tính bản thiện trong những con người từng một thời lầm lỗi để rồi từ đó, họ nỗ lực cải tạo, vươn lên làm lại cuộc đời.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Những nhà báo mang sắc phục Công an

Những nhà báo mang sắc phục Công an

(Radiocand) - Không được cấp thẻ nhà báo nhưng nhiều năm qua có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại các Phòng công tác Đảng và công tác chính trị ở Công an các địa phương đã miệt mài với công tác báo chí, sẵn sàng dấn thân vào những nơi hiểm nguy, bão lũ, thiên tai để kịp thời mang đến công chúng những bài viết nóng hổi tính thời sự, ghi nhận những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên các chuyên mục truyền hình An ninh hay phát thanh Công an nhân dân, các tờ báo từ trung ương đến địa phương

Cuộc chiến cam go với tội phạm ma túy

Cuộc chiến cam go với tội phạm ma túy

(Radiocand) - Sơn La với 274 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, nước bạn Lào, là tỉnh vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.. Cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an trên địa bàn trọng điểm này chưa bao giờ ngơi nghỉ

Công an Lào Cai triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy qua biên giới

Công an Lào Cai triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy qua biên giới

(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam sau đó vận chuyển qua nước thứ 3 để tiêu thụ, cơ quan chức năng bắt giữ 01 đối tượng, thu giữ 10 bánh heroin, cùng một số tang vật có liên quan.

Xem thêm