(ANTV) - Trong những năm tháng gian khó chiến tranh hay thời kỳ bao cấp, những thế hệ đi trước đã phải cố gắng rất nhiều. Tiết kiệm đã trở thành lối sống đặc trưng giúp đất nước đi qua những năm tháng khó khăn ấy. Vài năm trở lại đây, nhất là sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, tiết kiệm tiếp tục là từ khoá được quan tâm đặc biệt.
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn hết sức sâu sắc và là tấm gương mẫu mực trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh về lối sống tiết kiệm trở thành bài học quý giá còn nguyên giá trị trong công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay. Theo Người, tất cả mọi người đều phải tiết kiệm, tiết kiệm là chi tiêu, sử dụng có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền của, thời gian, công sức, nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định”. Đi đôi với thực hành tiết kiệm là chống lãng phí.
Bài học về sống tiết kiệm của Bác có giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Bởi, nhìn lại lịch sử, hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải liên tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm như Việt Nam. Lối sống tiết kiệm để vun vén cho tương lai trở thành nếp nghĩ thường nhật từ bao đời. Các cụ xưa dạy "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", làm khi lành để dành khi đau… Rất nhiều người trẻ đã học cách tiết kiệm từ việc cân đối chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
Với những nỗ lực trong xây dựng thói quen tốt, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang dần dần trở thành một nét văn hóa đẹp với người Việt. Tiết kiệm cần phải trở thành văn hóa sống hằng ngày trong mỗi cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân, nhưng "mục đích một, biện pháp phải mười". Đòi hỏi đặt ra đối với các cấp, các ngành là phải có biện pháp quyết liệt hơn mới có thể đạt được mục đích này, tạo chuyển biến cơ bản trong văn hóa tiết kiệm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xây dựng văn hóa sống tiết kiệm trong cộng đồng
Trong cuộc sống hiện đại, tiết kiệm được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, từ thắt chặt chi tiêu đến tái sử dụng những thứ đồ chuẩn bị bỏ đi. Cuối tháng 3/2023, sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2023, cả nước đã tiết kiệm được hơn 298.000 KWh, tương đương số tiền khoảng 556,6 triệu đồng. Như vậy, khi có thói quen tắt các thiết bị điện không cần thiết, con số sẽ lớn nhiều. Hơn nữa, hành động nhỏ này cũng là cách tiết kiệm tài nguyên cho đất nước. Mỗi người đều có cách khác nhau để thực hành tiết kiệm. Điều đáng quý của những hành động này không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng, xã hội.
Những ngày nắng nóng cao điểm, hệ thống chiếu sáng công cộng, trang trí trên địa bàn thành phố Hà Nội được vận hành theo chế độ tiết kiệm điện. Như tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, lượng đèn chiếu sáng cũng được tiết kiệm tối đa. Tại các phố quanh hồ, đèn chiếu sáng đã bị hạn chế, giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trước 22h, sau 22h tắt toàn bộ. Đèn trong công viên, vườn hoa chỉ được vận hành không quá 50% công suất và cắt toàn bộ sau 23h. Việc cắt giảm cũng đón nhận nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng năm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các phòng, ban, đơn vị, UBND Quận Hà Đông đang từng bước xây dựng văn hóa tiết kiệm trong cơ quan. Bởi cán bộ phải là người đi đầu, gương mẫu để nhân dân cùng thực hiện.
Từ câu chuyện tiết kiệm điện, có thể thấy mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên thường xuyên thực hành tiết kiệm, sẽ cùng nâng lên thành lối sống văn minh, văn hóa thì gia đình sớm có “của ăn của để”; cơ quan, đơn vị, tổ chức bớt gánh nặng chi phí; địa phương, đất nước càng dôi dư nguồn lực để xây dựng và phát triển. Nhưng để làm được việc này, theo các chuyên gia cần thực hiện giáo dục lối sống tiết kiệm từ trong trường học, bởi trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra yêu cầu kiên trì giáo dục rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức. Dân tộc ta bao đời nay, từ trong mỗi gia đình, nhờ truyền thống quý báu này mà đã vượt qua bao thử thách. Một dân tộc đi lên từ gian khó sẽ hiểu hơn ai hết giá trị của tiết kiệm. Và tiết kiệm vẫn sẽ là một giá trị quan trọng trong đời sống của người Việt trong tương lai.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB