(ANTV) - Thảo luận về kết quả thực hành, tiết kiệm chống lãng phí năm 2022 trong phiên họp chiều 1/6. Một lần nữa cụm từ “lãng phí niềm tin” lại được đại biểu đề cập, phân tích.
Qua thảo luận, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) đề cập tình trạng lãng phí trong cải cách hành chính khi phát sinh hàng ngàn thủ tục hành chính tại các bộ ngành, địa phương. Hệ quả là trong quý I/2023 lần đầu tiên trong lịch sử, số doanh nghiệp đóng cửa đã vượt số doanh nghiệp đăng ký mới.
Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, 60 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, chỉ có 57 nghìn doanh nghiệp thành lập mới đây là tình trạng rất báo động, hậu quả của việc chúng ta cải cách hành chính chưa thành công… và cái lớn nhất tôi muốn phát biểu đó là chúng ta đang lãng phí niềm tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền trong giải quyết công việc phục vụ nhân dân.
Tôi đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan của Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức trên phạm vi cả nước.
Theo đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang), Chính phủ cần báo cáo đánh giá rõ hơn về những tồn tại, hạn chế lãng phí xuất phát từ việc ban hành các quy định pháp luật chưa kịp thời chưa đầy đủ… lãng phí trong sắp xếp bộ máy cũng có thể xảy ra nếu như chúng ta chỉ sắp xếp theo tỉ lệ cố định như hiện nay mà không trên cơ sở đặc thù, điều kiện và yêu cầu cụ thể. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu về việc này.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) trăn trở, so với các nước xung quanh chúng ta thì năng xuất lao động được đánh giá vẫn còn rất thấp gần như là cận dưới, đây là một nguồn lực cực kỳ lớn mà chúng ta đang bỏ qua; chúng ta đầu từ vào cơ sở hạ tầng hàng triệu tỷ, tại sao chúng ta không đầu tư vào con người nhiều hơn nữa (?). Tôi nghĩ cái này là vấn đề lâu dài và không thể có tư tưởng trả như thế nào thì tôi làm như thế, cho nên tôi đề nghị Chính phủ và Quốc hội nên xem xét vấn đề tăng lương.
Các đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra để nâng cao hơn nữa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cũng trong phiên làm việc chiều nay, thảo luận về chủ trương tiếp tục giảm thuế VAT 2% theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội, nhiều đại biểu đề xuất kéo dài thời gian thực hiện chính sách và mở rộng lĩnh vực thụ hưởng.
Nhiều đại biểu cho rằng trong những tháng qua, dù thị trường có tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tuy nhiên, vẫn còn trong xu thế suy giảm. Kích cầu thị trường trong nước là giải pháp quan trọng. Giảm thuế giá trị gia tăng sẽ giúp người tiêu dùng bớt khó khăn, đồng thời tác động ngay vào thị trường của các doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội thảo luận về hiện tượng cán bộ né tránh, sợ sai không chịu làm, đùn đẩy trách nhiệm
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 1/6 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Vấn đề một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm tiếp tục làm “nóng” nghị trường.
Tranh luận với các ý kiến phát biểu về hiện tượng cán bộ sợ sai, không dám làm nên bỏ bê công việc… Đại biểu Vũ Trọng Kim đoàn (Nam Định) cho rằng đây là thực trạng có thật, tuy nhiên các ý kiến phát biểu tại phiên họp chưa đủ hoặc chưa chỉ rõ nguyên nhân nhạy cảm nhất.
Đại biểu Nguyễn Trọng Kim cũng đề nghị từ nay các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan có liên quan khác phải chịu trách nhiệm liên đới về những sai sót của cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì mới công bằng. Như vậy mới có sự hỗ trợ, giúp đỡ để có điều chỉnh cần thiết.
Cũng trong phiên thảo luận sáng 1/6, Quốc hội đã thảo luận về nhiều vấn đề nóng khác của đời sống kinh tế xã hội, như: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; giải pháp, xử lý các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội; giải pháp Bảo đảm cân đối cung cầu, điều hành bình ổn giá phù hợp; chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân; giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế.
Trong phiên làm việc buổi chiều Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% ; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…..
Một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai... gây ách tắc, cản trở
“Tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm” hay tình trạng công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” là một trong những vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội nêu lên tại nghị trường Quốc hội trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội.
Nhận định báo cáo của Chính phủ đã chỉ rõ một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai... gây ách tắc, làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Có ý kiến cho rằng, hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm, đến nay mới xuất hiện, không những thế còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư; nhiều ý kiến đề nghị, cần có những giải pháp để giải quyết tình trạng này.
Bên cạnh đó, có ý kiến nhận định, hiện có một số cán bộ do năng lực hạn chế không dám làm nên né tránh, đùn đẩy công việc, tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
Cũng về vấn đề này, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ rà soát và có đánh giá cụ thể hơn về tình trạng cán bộ né tránh, sợ sai, đùn đẩy trách nhiệm, đồng thời, có cơ chế xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB