Những shop bán “hàng xách tay” nhan nhản trên mạng xã hội và ở các ngõ phố. Từ quần áo, đồ dùng gia dụng, mỹ phẩm đến thực phẩm chức năng… Song ai dám đảm bảo chất lượng của những sản phẩm nước ngoài được xách tay? Bà Nguyễn Lê Minh Châu ở Hà Nội nói: "Hiện nay tôi cũng khá băn khoăn bởi vì hàng xách tay chủ yếu là sự tin tưởng đối với người bán, ngay cả nhãn mác cũng có thể làm giả được”
Anh Bùi Văn Trung cho biết: “Hàng hóa xách tay bây giờ ra đời như đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng bởi vì bây giờ trên thị trường những mặt hàng đang được bày bán dù là hàng nội địa được sản xuất made in Việt Nam nhưng chất lượng cũng chưa được đảm bảo để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng”
Số lượng khổng lồ các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích - những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người - chưa qua kiểm định được bán ồ ạt mỗi ngày dưới mác “hàng xách tay”. Chất lượng của loại hàng “ngoại nhập” này như thế này vẫn đang bị bỏ ngỏ, người tiêu dùng gần như chỉ mua hàng theo “niềm tin”, bản thân họ cũng rất khó phân biệt hàng thật – hàng giả khi công nghệ làm hàng giả, hàng nhái hiện nay đã vô cùng tinh vi, Trong khi đó cơ quan chức năng lại dường như chưa thực sự quan tâm đến loại hàng hóa này. Chị Nguyễn Thị Thắm ở Hà Nội nói:"Gần như tôi ít khi sử dụng những sản phẩm hàng xách tay mua ở store ở Việt Nam bởi tôi không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ cho lắm".
Việc hàng ngoại nhập dưới hình thức “hàng xách tay” lan tràn trên thị trường nước ta hiện nay không chỉ tiềm ẩn nguy cơ người dân mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc mà còn dẫn đến thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Vậy thực tế chất lượng “hàng xách tay” có như lời quảng cáo? Có phải hàng ngoại nhập theo đường tiểu ngạch hay có sự nhập nhèm của hàng giả, hàng kém chất lượng? Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam –VATAP về nội dung này:
Phóng viên: Vâng, thưa ông Lê Thế Bảo, thị trường hàng xách tay ở nước ta phát triển như hiện nay là một tất yếu của thị trường hay do sự thiếu lòng tin của người dân đối với hàng hóa sản xuất trong nước?
Ông Lê Thế Bảo: Hàng xách tay không phải ở riêng đất nước chúng ta mà ở đâu cũng có, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu trong nước, một số mặt hàng chưa đáp ứng được thì phải có cung cầu và hàng xách tay là một phần như vậy. Tôi không phản ứng với hàng xách tay, tuy nhiên ở nước ta trong việc quản lý hàng xách tay ở nước ta là có vấn đề. Ở đây là có cả vấn đề thuế, vấn đề nguồn gốc xuất xứ rồi là chứng minh nguồn gốc trong các cửa hàng để cho mọi người biết là hàng này nguồn gốc ở đâu, chứ bây giờ trên thị trường, hàng của nước này cứ bảo hàng của nước kia, toàn những nước có thương hiệu lớn, công nghiệp phát triển chứ còn những nước sản xuất hàng nhái, hàng giả nhiều thì không nói đến. Đây là một thực trạng. Tôi không phủ nhận hàng xách tay tuy nhiên cần phải tổ chức, quản lý như thế nào cho tốt là vấn đề trách nhiệm của nhà nước
Phóng viên: Vâng. Nhu cầu mua hàng xách tay ngày càng nhiều cho thấy nhu cầu được dùng hàng hóa chất lượng cao của người tiêu dùng ngày một nâng lên. Tuy nhiên, dường như các mặt hàng này đang bị thả nổi và người tiêu dùng có thể mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc phải không thưa ông?
Ông Lê Thế Bảo: Phải nói rằng trong nước chúng ta công bằng mà nói nền công nghiệp có phát triển, đang phát triển, nhưng mà sản xuất ra những mặt hàng phong phú và có chất lượng cao như các nước là chưa đạt được yêu cầu. Vì vậy xu hướng của Việt Nam là dùng những mặt hàng chính hiệu thì thường ra nước ngoài mua đem về, tuy nhiên ở nước ngoài cũng bị làm nhái làm giả, thế thì vấn đề quản lý hàng hóa như thế nào, nguồn gốc xuất xứ như thế nào để mà xử lý, ở đây có cả cạnh tranh hàng trong nước và hàng nước ngoài nữa cho rõ ràng minh bạch, chứ người tiêu dùng nếu tốt thì người ta chọn, hàng mà chất lượng không đảm bảo thì người ta không chọn. Vì vậy ở đây còn có vấn đề là xem xét lại chất lượng hàng hóa chúng ta và nền sản xuất hàng hóa trong nước chúng ta
Phóng viên: Sự phát triển của thị trường hàng xách tay có phải là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến các thương hiệu Việt?
Ông Lê Thế Bảo: Theo tôi nói hàng xách tay ảnh hưởng đến các thương hiệu Việt thì chưa chính xác lắm đâu. Tuy nhiên hàng xách tay nó đa dạng và người ta chọn những mặt hàng nào? Ví dụ như trong nước có nhu cầu mỹ phẩm, hàng tiêu dùng có chất lượng thì người ta mới xách tay mang về, những mặt hàng khan hiếm trong nước thì người ta mới mang về, cho nên nói ảnh hưởng tới nền công nghiệp trong nước thì chưa hẳn bởi trong nước cũng cần cạnh tranh với hàng hóa cho các nước chứ. Trong nước sản xuất hàng hóa tốt thì người tiêu dùng không phải xách tay về. Đây là 2 mặt của 1 vấn đề.
Phóng viên: Thực tế là việc buôn bán hàng xách tay phát triển như hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của những dịch vụ vận chuyển quốc tế. Phải chăng là chúng ta đang buông lỏng quản lý hoạt động của dịch vụ vận chuyển, góp phần gia tăng hàng nhập lậu?
Ông Lê Thế Bảo:Việc vận chuyển quốc tế, vận chuyển hàng là một phạm trù khác. Còn vấn đề quản lý chất lượng hàng đó là trách nhiệm của chúng ta chứ cơ quan vận chuyển chỉ biết vận chuyển, họ làm sao biết cái nào là cái nào? Tổ chức quản lý cái đó như thế nào là trách nhiệm của chúng ta ở trong nước.
Phóng viên: Theo ông, cần làm gì để quản lý việc buôn bán hàng xách tay, quản lý chất lượng của loại hàng hóa này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Ông Lê Thế Bảo: Câu hỏi của chị rất khó. Hàng vạn mặt hàng, hàng trăm mặt hàng từ nước ngoài xách tay lẻ về làm sao chúng ta quản lý, quản lý như thế nào là vấn đề không dễ. Vì vậy tôi cũng hy vọng rằng các cơ quan hải quan Việt Nam, các cơ quan thuế Việt Nam phải có cái mốc ở đâu? đứng ở đâu để giải quyết được vấn đề này?còn nói anh em quản lý thị trường, công an đánh vụ lớn cơ; quản lý thị trường ở trong nước những hàng mà có địa chỉ này khác người ta mới làm được chứ còn nếu chỉ riêng hàng xách tay không thì theo tôi cần phải có một cái suy nghĩ, thảo luận của các chuyên gia tìm cách xử lý như thế nào cho hợp lý còn nói chống không là phải quản lý thế này thế kia, đây là vấn đề rất là khó.
Phóng viên: Vậy, khó khăn nhất trong phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc từ thị trường hàng xách tay hiện nay ở nước ta là gì, thưa ông?
Ông Lê Thế Bảo: Hàng giả, hàng nhái, hàng xách tay ở trong nước mà để nói rằng kiểm soát như thế nào trong công tác chống hàng giả thì đúng là đặt câu hỏi đó không sai. Tuy nhiên, phương pháp để làm cái đó thực ra các cơ quan thực thi hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt cớ quan giám sát biên giới căn cứ vào đâu phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra cái này cái khác, đây là phạm trù rất khó đối với các lực lượng thực thi, thế nhưng tốt nhất là người tiêu dùng nên chọn những hàng trong nước sản xuất được, có chất lượng tương đồng còn nếu mua hàng nước ngoài về thì tất nhiên phải cân nhắc thôi, người tiêu dùng và người mua hàng có trách nhiệm rất cao trong việc phát hiện để cho các lực lượng thực thi ngăn chặn tình trạng này
Phóng viên: Cảm ơn ông đã tham gia trao đổi.
(ANTV) - Phát huy sức trẻ trong các hoạt động thiện nguyện, nhất là trong công tác đền ơn đáp nghĩa; gắn công tác chuyên môn trong các hoạt động tình nguyện… là cách làm của các đoàn viên thanh niên công an huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái
(Radiocand) - Không được cấp thẻ nhà báo nhưng nhiều năm qua có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại các Phòng công tác Đảng và công tác chính trị ở Công an các địa phương đã miệt mài với công tác báo chí, sẵn sàng dấn thân vào những nơi hiểm nguy, bão lũ, thiên tai để kịp thời mang đến công chúng những bài viết nóng hổi tính thời sự, ghi nhận những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên các chuyên mục truyền hình An ninh hay phát thanh Công an nhân dân, các tờ báo từ trung ương đến địa phương
(Radiocand) - Sơn La với 274 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, nước bạn Lào, là tỉnh vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.. Cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an trên địa bàn trọng điểm này chưa bao giờ ngơi nghỉ
(ANTV) - Tỉnh Đồng Tháp có đặc điểm sông ngòi chằng chịt, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng vào mùa mưa bão, tại một số ngã ba, ngã tư nước xoáy, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy rất cao.
(ANTV) - Ngày 11/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Ngọc Hiền (37 tuổi, trú tại ấp Nguyệt Trường, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long) để điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập huyện Vân Hồ, ngày 10/6, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an đã tới thăm, tặng quà Thường trực huyện ủy Vân Hồ, Trung tâm y tế huyện và nhân dân trên địa bàn huyện Vân Hồ.
(ANTV) - Qua 3 tháng cao điểm xử lý nồng độ cồn, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Sơn La đã phát hiện, xử lý hơn 6.500 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn
(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lào Cai vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam sau đó vận chuyển qua nước thứ 3 để tiêu thụ, cơ quan chức năng bắt giữ 01 đối tượng, thu giữ 10 bánh heroin, cùng một số tang vật có liên quan.
(ANTV) - Sồng A Hờ vận chuyển gần 10 kg ma túy tổng hợp từ bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) ra Quốc lộ 6 để giao cho một người không rõ tên, tuổi thì bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Sơn La bắt giữ.