(ANTV) - Bóng rổ là một trong những bộ môn thể thao đòi hỏi sức bền, sự dẻo dai, khéo léo và cả sự kiên trì tập luyện. Chơi bóng rổ với một người bình thường đã khó, nhưng với những người khuyết tật ngồi trên xe lăn, điều này liệu có thể thực hiện? Hoàn toàn có thể.
Đó là câu chuyện về một đội bóng rổ trên xe lăn, với các thành viên đều là nữ tại dải Gaza, Palestine. Mặc dù bị khuyết tật với đôi chân không còn lành lặn, nhưng với ý chí, sự kiên trì bền bỉ, và nỗ lực hết mình, họ đã khẳng định được bản lĩnh và sự tự tin thông qua sức mạnh của thể thao.
Đập bóng, tung bóng, đuổi theo bắt bóng…Những động tác mà nếu không để ý kỹ, khó ai có thể nhận ra đó là do những người phụ nữ khuyết tật đang ngồi trên xe lăn thực hiện.
Bất chấp những hạn chế về mặt thể chất, những phụ nữ ngồi xe lăn này vẫn đang miệt mài tập luyện với bộ môn bóng rổ. Họ đang trong quá trình thành lập đội bóng rổ xe lăn quốc gia. Bằng cách chơi bóng rổ trên xe lăn, họ đã vượt qua nghịch cảnh và thách thức các chuẩn mực xã hội.
Chị Rabab Nofal, vận động viên bóng rổ khuyết tật bày tỏ: Bóng rổ là bộ môn thể thao yêu thích của tôi. Tôi thích nó bởi nó giải phóng cơ thể tôi khỏi những năng lượng tiêu cực. Nó mang lại cho tôi sức mạnh, động lực và sự quyết tâm.
Những người khuyết tật thường bị gạt ra bên lề trong những hoạt động của xã hội. Những vận động viên bóng rổ trên xe lăn cho rằng, họ không muốn để những cái nhìn của xã hội cản trở bước tiến của mình trong cuộc sống.
Chị Suha Maqat, 28 tuổi, đang là vận động viên bóng rổ trên xe lăn của Câu lạc bộ thể thao Nữ hiệp sĩ. Ban đầu, khi đến với bộ môn này, chị không nhận được sự ủng hộ của những người thân trong gia đình.
Chị Suha Maqat, vận động viên bóng rổ khuyết tật chia sẻ: Tôi bị khuyết tật từ khi mới sinh xa. Xã hội đã có một cái nhìn khó khăn đối với tôi. Khi ra ngoài, tôi thường phải chịu tổn thương vì những lời nói và sự soi mói của họ. Tôi muốn tạo ra sự thay đổi.
Đội bóng rổ đặc biệt tất nhiên cũng có người dẫn đầu đặc biệt. Huấn luyện viên trưởng của đội bóng, ông Akram Abu Sal cũng là một người khuyết tật. Ông bị thương vào năm 1992 trong một cuộc giao tranh tại khu vực. Ông cho rằng, điều quan trọng đối với một đội bóng khuyết tật là huấn luyện viên cũng là người khuyết tật.
Theo ông Akram Abu Sal, Huấn luyện viên đội bóng rổ khuyết tật, chỉ huấn luyện viên khuyết tật mới có thể hiểu được hoàn cảnh của các cầu thủ. Điều khuyến khích tôi nhất khi huấn luyện đội tuyển này là giúp họ vươn lên và ngược lại, họ cũng giúp tôi mạnh mẽ hơn. Chúng tôi bổ sung cho nhau.
Theo một báo cáo của LHQ, người khuyết tật có thể phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng và nâng cao mức độ độc lập của họ thông qua thể thao. Trong khi đó, một nghiên cứu cho biết, việc tập luyện thông qua thể thao cũng có thể giúp người khuyết tật tăng cường thể chất và trí tuệ, giảm bớt sự phụ thuộc vào người khác.
Ông Akram Abu Sal cho biết thêm: Đối với những người khuyết tật, cơ thể họ luôn bị co thắt và thể thao giúp các cơ thư giãn hoàn toàn. Khi một người khuyết tật thành công hoặc lập được thành tích, người ta tin rằng họ sẽ không tạo ra gánh nặng cho xã hội.”
Chị Suha Maqat kể: Tôi đã từng sợ hãi việc ngồi trên xe lăn chơi thể thao và ngã xuống. Huấn luyện viên đã luôn khích lệ và động viên rằng không được ngã xuống, một ngày nào đó tôi có thể trở thành quán quân. Sau nhiều năm, giờ đây tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn và có niềm tin vào bản thân mình.”
Cách đây hơn 1 năm, đội bóng rổ xe lăn nam của Palestine đã đánh bại đội Ấn Độ với tỷ số 49-40 để giành chiến thắng trong Giải bóng rổ xe lăn quốc tế lần thứ nhất, được tổ chức bởi Ấn Độ và Tổ chức nhân đạo Trăng lưỡi liềm đỏ. Đội tuyển nữ của Palestine cũng đang nỗ lực được công nhận là đội tuyển quốc gia để họ có cơ hội tham gia những giải đấu quốc tế.
Chị Suha Maqat chia sẻ: Tôi hy vọng trong năm nay, chúng tôi có thể trở thành những nhà vô địch. Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ trở thành đội tuyển quốc gia và đại diện cho Palestine tham gia thi đấu ở nước ngoài.
Bất chấp những điều kiện khó khăn về thể chất khi tập luyện cùng với việc thiếu kinh phí và sự bất ổn chính trị, những cô gái trong đội tuyển bóng rổ trên xe lăn vẫn luôn miệt mài tập luyện và nỗ lực không ngừng nghỉ. Họ đang chờ đợi sự hoan nghênh và cổ vũ của mọi người, mà họ vô cùng xứng đáng.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB