(ANTV) - Quý vị và các bạn đã bao giờ tưởng tượng đến việc chơi bóng đá khi đôi chân bị khiếm khuyết? Điều tưởng chừng như không thể này lại đang là câu chuyện có thật tại dải Gaza, với một đội bóng khuyết tật gồm những cầu thủ chỉ có “một chân”. Với đôi nạng trong tay cùng sự say mê và bản lĩnh của mình, họ đã và đang chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, chúng ta có thể làm được bất kỳ điều gì, miễn là khi chúng ta quyết tâm thực hiện.
Anh Rami Jundeya, thành viên đội bóng bày tỏ: Tôi tin rằng bản thân mình hoàn toàn bình thường, giống như bất kỳ những người bình thường nào và thậm chí còn tốt hơn. Thương tích không khiến cuộc sống của tôi dừng lại. Thay vì thế, nó khuyến khích tôi phải nỗ lực hơn và khiến cuộc sống của mình trở nên tốt hơn.
Anh Rami Jundeya nhớ lại vụ tai nạn đã thay đổi cuộc đời mình vào năm 2014. Một quả tên lửa của Israel đã khiến anh bị thương nặng và mất một chân trong vụ không kích tại dải Gaza.
Khi tỉnh dậy trong bệnh viện, phát hiện ra chân trái của mình đã bị cắt cụt, điều cuối cùng còn đọng lại trong tâm trí anh Rami là bóng đá, vì anh nghĩ rằng mình không bao giờ còn có thể chơi thể thao nữa… cho đến khi tình cờ được biết đến câu lạc bộ thể thao Al Jazeera, một trung tâm thể thao dành riêng cho người khuyết tật.
Anh Rami Jundeya, thành viên đội bóng cho biết: Bóng đá đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó cho tôi hy vọng và khiến tôi cảm thấy cuộc sống tươi đẹp, thậm chí là còn hơn trước đây.
Câu lạc bộ thể thao Al Jazeera ban đầu được thành lập dành cho những cầu thủ khỏe mạnh. Tuy nhiên, đội bóng đá khuyết tật tại câu lạc bộ đã được mở ra sau vụ nổ kinh hoàng hồi năm 2014 khiến nhiều người bị thương tại dải Gaza. Câu lạc bộ ra đời giúp những người khuyết tật trẻ tuổi thích nghi với cuộc sống mới của họ.
Ông Jalal Skaik, Huấn luyện viên đội bóng cho biết: Đội bóng của chúng tôi được thành lập sau vụ nổ năm 2014. Chúng tôi bắt đầu với một nhóm nhỏ các cầu thủ và cũng không có nhiều cầu thủ khuyết tật tại thời điểm đó. Sau đó, số lượng cầu thủ khuyết tật đã tăng lên khi những thanh niên khuyết tật tham gia vào đội bóng của tôi.”
Anh Mohammed Eleiwa, thành viên đội bóng chia sẻ: Tôi bị thương vào tháng 9 năm 2018. Khi trở về từ bệnh viện, tôi bắt đầu nghĩ đến cách để quay trở lại cuộc sống bình thường, cách để chơi thể thao và hòa đồng với bạn bè. Thật may mắn là tôi đã tìm được câu lạc bộ bóng đá khuyết tật và được trở thành một phần trong đó.
Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế, khoảng 2.000 người khuyết tật đã bị thương do các cuộc biểu tình ở dải Gaza vào năm 2018. Nguyên nhân do nhiều ca trong số này bị thiếu kinh phí y tế ở khu vực do Palestine kiểm soát.
Cuộc sống rất khó khăn đối với nhiều người khuyết tật, song sự ra đời của câu lạc bộ thể thao Al Jazeera đã mang đến cho họ một nơi để trưởng thành và phát triển.
Ông Jalal Skaik – Huấn luyện viên đội bóng chia sẻ: Đội bóng là niềm tự hào của tôi. Họ nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người bởi họ là đội bóng một chân duy nhất chơi bóng bằng nạng và thủ môn bắt bóng bằng một tay. Tất cả các cầu thủ cùng nhau đoàn kết trong một đội. Họ tin rằng họ không phải là người khuyết tật mà là những người chơi bình thường.
Một số cầu thủ trong đội bóng thậm chí còn vượt ra ngoài biên giới Gaza và đạt được một số thành công trên trường quốc tế. Một số đã được chọn để chơi ở những đội bóng khuyết tật khác tại Palestine hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Anh Mohammed Eleiwa, thành viên đội bóng cho biết, anh bắt đầu tham gia những cuộc thi quốc tế. Tôi đã nhận được hợp đồng để chơi cho đội bóng của Thổ Nhĩ Kỳ trong một năm. Sau đó, tôi sẽ quay lại chơi ở Liên đoàn Gaza.
Các cầu thủ đều hy vọng sẽ được tiếp tục chơi bóng và ước mơ một ngày nào đó sẽ trở thành nhà vô địch quốc tế. Trong hành trình tìm kiếm thành công ở thể thao, những người khuyết tật này đã trở thành nguồn cảm hứng không chỉ trong cộng đồng của họ mà còn cho những người khuyết tật trên toàn thế giới.
Anh Mohammed Eleiwa, trở thành người khuyết tật không có nghĩa là tôi phải dừng lại. Tôi là một cầu thủ bóng đá và sẽ tiếp tục là như vậy.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB