Thứ Sáu, 01/11/2024 12:25 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Xuất hiện ca tử vong do bệnh tay chân miệng

(ANTV) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, từ đầu năm đến nay, đã có gần 1.700 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Tuy số ca mắc thấp hơn năm ngoái nhưng đáng lo ngại hơn khi virus EV71 đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp nặng, trong đó có 1 ca tử vong tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM.

Tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, trong 5 tháng đầu năm 2023, bệnh viện tiếp nhận gần 1.400 lượt điều trị ngoại trú, 158 bệnh nhân điều trị nội trú bệnh tay chân miệng. Tại khoa Nhiễm – Thần kinh đang có 22 bệnh nhi điều trị nội trú, 2 ca độ 2B cấp cứu nặng có khả năng chuyển lên độ 3. Dù số lượng bệnh không đông nhưng lại đáng lo ngại là sự xuất hiện trở lại của virus Enterovirus 71 gây bệnh nặng và tử vong ở trẻ em.

Tương tự, bệnh viện Nhi đồng 2 mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20 đến 30 bệnh nhân tay chân miệng điều trị nội trú. Dù sống lượng bệnh không đông nhưng thời gian qua, do công tác truyền thông tốt, người dân đã có ý thức trong việc đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu trở nặng.

Theo Sở Y tế TP HCM để chủ động ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị, nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo HCDC tăng cường kiểm soát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, nhất là tại các hộ gia đình và các trường học.

Ô nhiễm trắng tác hại tới môi trường

Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là ô nhiễm trắng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.

Ghi nhận tại một khu chợ dân sinh trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội. Trên tay mỗi người đi chợ đều cầm rất nhiều loại túi nilon để đựng các loại thực phẩm cho sinh hoạt hàng ngày. Theo những người bán hàng, với ưu điểm như gọn, nhẹ, giá thành thấp thì việc dùng các loại túi nilon đựng thực phẩm đã trở nên phổ biến trong nhiều năm qua. 

Cứ mỗi ngày đi chợ, bà Linh ở Tân Mai, Hoàng Mai phải dùng khoảng 4-5 chiếc túi để đựng đồ, bởi mỗi loại thực phẩm đều được người bán đựng riêng. Dù đã nghe nhiều thông tin tuyên truyền về hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, nhưng bà cũng chỉ biết tận dụng túi nilon hay các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nhằm hạn chế vứt thường xuyên ra môi trường.

Thực tế đã có nhiều cuộc vận động, tuyên truyền các hộ kinh doanh hạn chế sử dụng túi nilon hay đồ nhựa dùng một lần nhưng đến công tác này vẫn chưa thu được hiệu quả bởi nhiều nguyên do. Trong đó phải kể đến, hiện nay chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được nilon hay đồ nhựa về giá thành cũng như tính tiện lợi của nó.

Và lẽ dĩ nhiên, đi cùng với sự tiện lợi đó thì môi trường đang hàng ngày phải gánh một lượng lớn rác thải khó phân hủy này. Dòng sông Nhuệ trên địa bàn quận Hà Đông, không khó để bắt gặp các loại rác thải nhựa được xả ra đây. Dòng sông đã trở nên đen kịt, bốc mùi hôi thối. Những người dân sống quanh khu vực này đang phải hàng ngày sống chung với ô nhiễm.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon đang rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27% trong số đó được xử lý và tái chế. Đây chính là một gánh nặng cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là ô nhiễm trắng.

Như chúng ta đã biết ở ngoài môi trường tự nhiên, các loại rác thải từ nhựa, túi nilon phải mất khoảng 450 – 500 năm để tiêu hủy. Trong thời gian đó, các loại chất có hại trong rác thải nhựa ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường hoặc lẫn vào nước ngăn chặn khí oxy khiến cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp. Chất thải nhựa, túi nilon rất khó xử lý, khó thu gom, càng không thể đem đi đốt bởi sẽ tạo ra nhiều lượng khí thải độc hại làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những vật dụng làm từ nhựa có giá thành rẻ, được ưa dùng như thìa, ống hút, hộp đựng thức ăn dùng một lần lại chính là thủ phạm chính hàng ngày đưa các chất độc hại vào cơ thể.

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2016 khoảng 2 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng hơn 3 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).

Trong khi đó công tác phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa cònhạn chế, tiềm ẩn thêm nhiều mối lo đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Đây là vấn đề thật sự đáng báo động và gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm