(ANTV) - Theo báo Lao động, việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ theo dự thảo Luật Thủ đô đang là vấn đề được nhiều bệnh viện tuyến Trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội quan tâm. Theo lãnh đạo các bệnh viện, việc chuyển các bệnh viện của Trung ương về Hà Nội quản lý cần cân nhắc kỹ và đề nghị nên đưa quy định này ra khỏi dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chuyển bệnh viện tuyến Trung ương về Hà Nội quản lý: Cần cân nhắc kỹ
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, ý kiến của các lãnh đạo bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành do Bộ Y tế quản lý và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đều đồng thuận và mong muốn các bệnh viện tuyến Trung ương vẫn tiếp tục ở lại Bộ Y tế quản lý, vì mô hình đang ổn định và đáp ứng được nhiệm vụ Bộ Y tế giao trong thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Xuất hiện nhiều thông tin, bản đồ giả mạo việc sáp nhập địa giới ở TP Hồ Chí Minh
Chiều 04/8, Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội không chính xác về sáp nhập quận, phường, xã trên địa bàn thành phố. Thông tin trên báo CAND.
Theo Sở Nội vụ, hiện Sở đang trong quá trình rà soát 6 quận và 142 phường, xã thuộc diện sáp nhập. Sở chưa trình UBND thành phố phương án sáp nhập như thông tin lan truyền trên không gian mạng. Sở Nội vụ cho biết, hiện Sở đang trong quá trình phối hợp với các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát lại hồ sơ, số liệu.
Xuất khẩu gạo: Chớp thời cơ nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực
Theo báo Pháp luật TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh cần tranh thủ sản xuất, xuất khẩu gạo, mở rộng thị trường nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực và giữ được thương hiệu hạt gạo Việt.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm việc dự trữ gạo theo chỉ đạo của trung ương để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bộ Công Thương cần có cơ chế quản lý xuất khẩu, theo dõi tình hình ký kết, thực hiện, lượng tồn kho...để có chỉ đạo kịp thời. Trước những băn khoăn của các chuyên gia, doanh nghiệp, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khẳng định tình hình sản xuất lúa gạo trong nước không có gì khó khăn, vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Điều cần thiết là bình tĩnh bàn giải pháp ứng phó trước tình hình thực tế.
Đề xuất nhiều đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Theo báo Tuổi trẻ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc do đến năm 2022 chỉ có 17,49 triệu người đóng BHXH. Con số này còn rất xa so với mục tiêu 60% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2030 như nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH..
Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất các nhóm chủ hộ kinh doanh có đăng ký, quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng lương đóng với tỉ lệ 25%. Như vậy, khoảng 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh sẽ thuộc diện đóng BHXH bắt buộc. Nhóm được đề xuất đóng BHXH tiếp theo là lao động làm việc không trọn thời gian. Tiếp theo, khoảng 86.000 người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn… Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), cho rằng việc bổ sung các đối tượng này sẽ phù hợp với gia tăng quyền lợi của người lao động, tăng diện bao phủ an sinh, giảm áp lực cho ngân sách về lâu dài.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB