(ANTV) - Đối với người lính cứu hỏa, trong tất cả các vụ cháy, trong khi người người tìm mọi cách thoát thân, tháo chạy khỏi đám cháy, các chiến sỹ cảnh sát PCCC lại bất chấp hiểm nguy, rủi ro, lao vào đám cháy cứu hộ cứu nạn. Ngày thường, ngay cả những lúc ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi... lính cứu hỏa vẫn luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu với “giặc lửa”.
Khi làm lính cứu hoả, có nghĩa là chấp nhận đối đầu với hiểm nguy. Chứng kiến sự hy sinh của 3 chiến sỹ PCCC Hà Nội vừa qua vừa là tấm gương vừa là động lực tiếp thêm sức mạnh để không chùn bước, mà càng quyết tâm cao hơn, rèn luyện nhiều hơn, để nâng cao thể lực, trình độ chuyên môn nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng.
Ngay khi nhận được cuộc gọi báo cháy từ Trung tâm thông tin chỉ huy 114, chiến sĩ trực sẽ ngay lập tức nhấn nút báo động toàn cơ quan. Thần tốc và nhanh chóng, toàn bộ các đồng chí chiến sĩ Đội PCCC và CNCH, công an quận Đống Đa sẽ nhanh chóng có mặt đầy đủ đôi hình. Cùng với đó là chuẩn bị sẵn sàng về trang phục, thiết bị, tập hợp lên 2 xe chữa cháy để di chuyển đến hiện trường đám cháy, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của.
Trang thiết bị chữa cháy cũng được các chiến sĩ tại đây thường xuyên kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt trong mọi tình huống. Đặc thù công việc nguy hiểm, việc đảm bảo về sức khỏe, thể lực cũng như kĩ năng phản ứng với các sự cố bất ngờ là yêu cầu với mỗi người lính PCCC. Có thể nói, người lính cứu hỏa đã chọn nghề này là sẵn sàng chấp nhận hy sinh, chấp nhận mất mát để thực hiện nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản và đó là tinh thần Công an nhân dân vì dân phục vụ.
Mỗi chiến sĩ PCCC lại có trong mình những kỉ niệm đáng nhớ trong nghề. Với Thượng úy Hoàng, vụ hỏa hoạn khiến anh khó quên chính là vụ việc xảy ra tại phố Núi Trúc vào năm 2019. Tại thời điểm đó, một thanh niên 17 tuổi bị mắc kẹt tại tầng 4, bất tỉnh, bản thân anh đã nhanh chóng quyết định tháo hết đồ bảo hộ và cõng nạn nhân xuống tầng 1. May mắn, nam thanh niên đã được cứu sống kịp thời.
Trực tiếp tham gia chữa cháy nhiều vụ hỏa hoạn lớn, nhỏ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ anh Hoàng thường ngồi lại cùng đồng đội của mình. Từ đó, chia sẻ và rút kinh nghiệm về những tình huống khác nhau. Với những chiến sĩ PCCC, những vết thương, vết bỏng là điều khó tránh khỏi nhưng việc cứu người, hạn chế thiệt hại luôn là điều quan trọng nhất.
Công việc vốn bận rộn, chính vì vậy anh Hoàng rất trân trọng những khoảng thời gian được ở bên gia đình, chơi đùa cùng hai cậu con trai nhỏ. Là hậu phương của người lính cứu hỏa, chị Nga không ít lần lo lắng mỗi khi chồng làm nhiệm vụ. Thế nhưng, chị vẫn cố gắng vun vén gia đình để động viên chồng yên tâm công tác.
Phòng cháy chữa cháy là công việc nguy hiểm. Đó là nhiệt độ cao từ đám cháy, là khói khí độc, là nguy cơ sập đổ các kết cấu xây dựng, và cả những vụ nổ bất ngờ từ những thứ có sẵn ở hiện trường. Thế nhưng, vượt lên những hiểm nguy đó là ý chí quyết tâm cứu người, hoàn thành nhiệm vụ của những người lính...
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB