(ANTV) - Sống chung với ô nhiễm thậm chí là luôn phải sống trong bất an bởi những hiểm hoạ dình dập hàng ngày, đó là những gì người dân đang sống cận kề các mỏ than ở nhiều nơi phải chịu đựng. Vài năm trở lại đây hoạt động khai thác ở nhiều địa phương đã và đang gây tác động xấu, để lại hệ luỵ cho môi trường, và là nỗi ám ảnh cho những người dân xung quanh.
Xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từng là ngôi làng bình yên như bao làng quê khác. Tuy nhiên, từ khi mỏ than núi hồng hoạt động, thì cuộc sống của hơn 100 hộ dân xóm mới và xóm đoàn kết của xã Yên Lãng đã bị xáo trộn nghiêm trọng.
Theo những người dân sinh sống gần mỏ than núi Hồng cho biết mức độ ô nhiễm tại đây luôn ở mức báo động. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà sức khỏe người dân nơi đây cũng đang bị đe dọa.
Gia đình anh Tình sống bằng nghề trồng chè. Thế nhưng nguồn thu nhập từ cây chè giờ đây chỉ còn là nỗi tiếc nuối của người nông dân này. Bởi chất lượng chè ở đây đã không còn đảm bảo do ô nhiễm môi trường từ bụi.
Với gia đình anh Tình bụi không chỉ ảnh hưởng đến việc trồng chè mà sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng làm anh khá lo lắng. Bởi mẹ anh vừa mất vì căn bệnh ung thư phổi khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
Căn nhà 300m của bà Thanh ở xóm Đoàn Kết vốn được xây kiên cố trên nền đất chắc thì nay lại bị bị sụt lún, đổ vỡ do quá trình khai thác than của mỏ than ngay gần nhà.
Nhận thấy những nguy hiểm luôn rình rập gia đình bà đã quyết định chuyển đi nơi khác để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Hoạt động khai thác dưới hầm lò của công ty Núi Hồng, là nguyên nhân chính gây nứt nhà, sụt móng vì tác động quá lớn từ những lần nổ mìn, trong khi mỏ than hoạt động dưới lòng đất đi qua nhà nhiều hộ dân.
Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 7 căn nhà xuất hiện tình trạng sụt, nứt ở các mức độ khác nhau và hiện tại người dân đã tự sơ tán. Chẳng còn cách nào khác, ròng rã hơn 3 năm qua, những hộ dân này chỉ biết gửi đơn phản ánh tới UBND phường và các cơ quan chức năng ở địa phương với mong muốn được làm rõ nguyên nhân.
Không thể phủ nhận sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động khai thác than phục vụ làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, nếu khâu thẩm định, cấp phép, giám sát sau khi cấp phép… của cơ quan chức năng không được thực hiện thường xuyên đối với mỏ khai thác trong quá trình hoạt động, người dân lại chính là nạn nhân phải chịu những ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề.
Được biết mỏ than núi Hồng đã bị xử phạt hành chính do khai thác vượt công suất cho phép vào năm 2021. Dù đã bị phạt với số tiền lớn 1,2 tỷ đồng – đây được xem là mức phạt hành chính cao kỷ lục từ trước đến nay trên địa bàn. Dẫu vậy nhưng những tác động về môi trường từ hoạt động khai thác than tại đây vẫn chưa được giải quyết. Người dân vẫn chỉ biết trông chờ sự vào cuộc của các ngành chức năng. Đến bao giờ sức khỏe và kinh tế của người dân mới được đảm bảo từ những hoạt động được cho là hướng phát triển của ngành công nghiệp vàng đen tại địa phương.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB