(ANTV) - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, không nên có thêm bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn trong bối cảnh thực hiện xã hội hóa như hiện nay.
Vấn đề Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) mới đây được nhắc lại và tranh luận tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK.
Trước khi thực hiện xã hội hóa SGK, Nghị quyết 88 của Quốc hội có nội dung yêu cầu: “Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn”.
Mục đích của yêu cầu trên là nhằm tránh bị động khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới hoặc các tổ chức, cá nhân biên soạn bộ sách không đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên, sau đó Bộ GD&ĐT đã phải thừa nhận “thất bại” khi không thể biên soạn được một bộ SGK riêng do đơn vị đã tổ chức tuyển chọn chủ biên, tác giả và biên tập viên nhưng không đủ ứng viên tham gia. Lý do, trước đó, hầu hết tác giả đã ký hợp đồng với một số NXB và bắt đầu tổ chức biên soạn SGK.
Đoàn giám sát có ý kiến khác nhau về việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn một bộ SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội ảnh hưởng đến trách nhiệm của Nhà nước khi thực hiện chương trình GDPT mới. Trong đó có ý kiến, dù đã xã hội hoá nhưng vẫn cần giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý trong việc phát triển, cập nhật chương trình.
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu: “Do không lường được hết những khó khăn về chuẩn bị đội ngũ chuyên gia tham gia biên soạn SGK nên Bộ đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 122 cho phép xã hội hóa”, ông Sơn nói.
Bộ GD&ĐT không nên “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội ), việc xã hội hóa đến nay đã có các bộ sách cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học do đó không cần thiết phải biên soạn thêm một bộ sách do Bộ GD&ĐT chủ trì gây xáo trộn, tốn kém tiền bạc. Giả sử ngay từ đầu có một bộ sách do Bộ biên soạn, khi đó các địa phương sợ “cái bóng” của cơ quản lý và chọn bộ sách đó, không ai chọn bộ sách của tư nhân thì chủ trương xã hội hóa cũng khó có thể thực hiện.
GS Nguyễn Minh Thuyết, tác giả tham gia viết bộ sách Cánh Diều nói rằng, giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK và lấy đó làm chuẩn là không phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Giáo dục và Nghị định số 86 ngày 24/10/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT; đồng thời có nguy cơ xóa bỏ chủ trương xã hội hoá giáo dục, quay lại tình trạng độc quyền.
Ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị đoàn giám sát xem xét, cân nhắc bỏ hoặc điều chỉnh nội dung yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK. Nguyên nhân là cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra tự biên soạn, thẩm định một bộ sách và lưu hành xét ra rất khó phù hợp trong khi các tổ chức, cá nhân đã tham gia vào công việc này. Chưa kể, hiện tại việc thay sách đã đi gần hết chặng đường, nếu có một bộ sách của Bộ GD&ĐT vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách giữa chừng rất lớn.
Theo Báo Tiền Phong
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB