(ANTV) - Những ký ức một thời hoa lửa của hàng vạn thanh niên, trong đó có ông Nguyễn Quang Sắc và các cựu chiến binh ban liên lạc chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thị trấn Phù Yên, đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân để giành lấy hòa bình, độc lập, tự do cho đất nước.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mảnh đất Quảng Trị đã trở thành huyền thoại. Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150 - 170 lần máy bay phản lực, 70 - 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị.
Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn. Hàng vạn các chiến sĩ bất chấp hiểm nguy, vượt con sông Thạch Hãn, vượt qua mưa bom bão đạn, chỉ một mục tiêu tiến đến giữ được Thành cổ Quảng Trị để rồi hết lớp người này đến lớp người khác ngã xuống, thân thể hòa vào lòng sông Thạch Hãn, mãi mãi hy sinh ở tuổi đôi mươi. Bởi vậy cựu chiến binh Lê Bá Dương có viết những câu thơ khi thăm lại chiến trường xưa:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”.
Trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm và cùng cánh quân phía Bắc tiến vào giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - Một thời oanh liệt, hào hùng đó vẫn vẹn nguyên trong ký ức của các cựu chiến binh ban liên lạc chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Bụi thời gian có thể phủ lên mảnh đất nóng bỏng đạn bom năm xưa, nhưng trong tâm khảm của các chiến sĩ ban liên lạc chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thị trấn Phù Yên năm nào mãi mãi in sâu ký ức hào hùng đó.
Ban liên lạc cựu chiến binh trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La gồm gần 20 đồng chí, mỗi đồng chí đều ở trận địa khác nhau có người cùng tham gia chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị, và tất cả cùng nhau tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
Ông Nguyễn Quang Sắc năm nay đã trên 70 tuổi, trên gương mặt lốm đốm những nốt đồi mồi, cùng nếp nhăn của tuổi tác, nhưng ông Nguyễn Quang Sắc vẫn giữ tác phong đầy “chất lính”. Ông kể cho con cháu nghe về thời gian cùng đồng đội tham gia chiến đấu ở chiến trường B.
Tháng 3/1972, đơn vị của ông Sắc nhận nhiệm vụ vào chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị. Đối với đế quốc Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, tuyến phòng thủ Quảng Trị được xem như “con đê” vững chắc nhất ngăn cản quân Giải phóng của ta Nam tiến.
Chỉ khi Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 mở ra, sau 2 đợt tấn công và nổi dậy mãnh liệt (từ ngày 30/3 đến 1/5/1972), quân và dân ta đã hợp đồng chặt chẽ tấn công và nổi dậy, quét sạch hệ thống phòng ngự kiên cố nhất và đập tan bộ máy kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - nguỵ từ sông Bến Hải đến Mỹ Chánh, từ Khe Sanh đến Cửa Việt, một vùng đất rộng lớn của quê hương được hoàn toàn giải phóng, “con đê ngăn chặn” mà Mỹ xây dựng cũng bị quân giải phóng chọc thủng, lá cờ chiến thắng của quân ta tung bay trên nóc Dinh Tỉnh trưởng ngụy quyền, báo hiệu toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng.
Sau khi để mất Quảng Trị, Tổng thống Mỹ Ních-xơn một mặt ra lệnh cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu phải chiếm lại tỉnh Quảng Trị, một mặt “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh để cứu vãn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang có nguy cơ sụp đổ.
Để ngăn chặn quân ta phát triển tiến công vào phía nam, chính quyền Sài Gòn lập tức tăng quân và hỏa lực, nhanh chóng củng cố tuyến phòng ngự phía nam sông Mỹ Chánh. Đồng thời, lập tuyến phòng ngự phía tây đường 12 để ngăn chặn quân ta tiến công vào Huế nhằm bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phản công lại ở Quảng Trị.
Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, để chắc thắng, Nguyễn Văn Thiệu đã huy động lực lượng tham gia chiến dịch mạnh nhất. Lực lượng phản công gồm: 1 sư đoàn dù, 1 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, sư đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 4 thuộc sư đoàn 2 bộ binh. “Tổng lực lượng gồm 13 trung đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 thiết đoàn và nhiều đơn vị công binh, không quân, hải quân của quân khu 1 hỗ trợ”.
Đặc biệt, Mỹ tăng gấp 2 lần số máy bay ném bom chiến lược B52, triển khai lại các lực lượng không quân và hải quân chi viện hỏa lực trực tiếp với mật độ cao và cường độ rất lớn cho cuộc phản công.
Chính quyền Sài Gòn hy vọng sẽ nhanh chóng chiếm lại thị xã, cắm cờ lên Thành cổ trước ngày 10-7-1972. Đến ngày 27-6-1972, “địch đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt cho cuộc tiến công lớn ra vùng giải phóng nhằm chiếm mục tiêu trước mắt là thị xã và Thành cổ Quảng Trị.
Hòa trong không khí “cả nước lên đường, xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục”… các cựu chiến binh ban liên lạc chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thị trấn Phù Yên, lên đường làm nhiệm vụ. Ngày đó họ đều là những thanh niên mười chín, đôi mươi mang trên mình hào khí tuổi trẻ, ra mặt trận với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao chứ nào ai nghĩ đến việc sống – chết.
Trong 81 ngày đêm, từ 28-6 đến 16-9-1972, hai bên giằng co từng mét đất, từng ngôi nhà. Những chiến sĩ Thành Cổ trong đó có ông Sắc, ông Kha, ông Thành… đã chiến đấu ngoan cường, tiêu diệt 2 sư đoàn cơ động chiến lược của địch, diệt 26.000 tên, bắt sống 71 tên, đánh thiệt hại nặng 19 tiểu đoàn, phá hỏng 349 xe quân sự trong đó có 200 xe tăng và thiết giáp, bắn rơi 205 máy bay, thu 500 súng các loại. Tại chiến trường vô cùng ác liệt này, hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị, hòa vào mênh mang sóng nước của dòng Thạch Hãn để thành phù sa bến bãi, thành cỏ cây, thành tiếng gió rì rào
Thắng lợi chiến dịch Xuân - Hè 1972 giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu ngoan cường 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ đã trở thành vấn đề chính trị trung tâm làm lung lay cả nước Mỹ, dập tắt ý đồ leo thang chiến tranh của các thế lực hiếu chiến, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và ký kết hiệp định Paris. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần quyết định làm chuyển biến mạnh mẽ thế bố trí chiến lược giữa ta và địch, tạo tương quan lực lượng có lợi cho ta phát huy sức mạnh tổng hợp để quân và dân ta mở cuộc tấn công vũ bão, thần tốc, làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Giờ đây ông Sắc và ông Thành, ông Tư…đã ngoài 70 tuổi, mỗi lần khi có dịp gặp lại những ký ức về một thời hoa lửa lại ùa về như mới ngày hôm qua. Các ông cùng nhau ôn lại những tháng ngày hào hùng bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.
Các chiến sĩ ngày nào đã ở tuổi xế chiều cái tuổi ở bên con, bên cháu nghỉ ngơi nhưng với tinh thần người lính các ông vẫn không ngừng nghỉ ngơi vẫn hang say tham gia các công việc chung của Thị trấn, cùng với Công an Thị trấn Phù Yên đến từng nhà để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân trên địa bàn, nhằm đảm bảo, giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Tiếp lửa truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong huyện, hàng năm các ngày 30/4, 2/9, ngày giải phóng Sơn La, huyện Phù Yên và các buổi học ngoại khóa, nhận lời mời của các trường học trên địa bàn, ông Sắc đã đến các trường kể về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước, những câu chuyện chiến đấu của bản thân ông và đồng đội..., hun đúc lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB