(ANTV) - Điện là một mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ cung cấp điện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sản xuất của các doanh nghiệp. Những nỗ lực chuyển đổi số của ngành điện lực trong thời gian qua đã tạo những chyển biến manh mẽ trong thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.
Triển khai Đề án 06 “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, hệ thống dữ liệu của tập đoàn điện lực Việt Nam đã được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trên cơ sở đó, 2/2 dịch vụ của ngành điện trong tổng số 25 dịch vụ thiết yếu trong Đề án được xác định bao gồm:
- Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp
- Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện
Và cho đến nay, 2 dịch vụ này được cung cấp trực tuyến đạt mức độ 4 – là mức cao nhất của Chính phủ điện tử và đã hoàn thành sớm 5 tháng so với tiến độ được giao.
Theo thống kê, tập đoàn điện lực Việt Nam hiện đang cấp điện cho 99,65% số hộ dân trên toàn quốc
Bình quân hàng năm có thêm khoảng 1 triệu khách hàng mới và trên 1,2 triệu yêu cầu của người dân, doanh nghiệp về thay đổi các nội dung trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
Điều này đòi hỏi nỗ lực phải hiện đại hóa, minh bạch hóa quá trình cung cấp dịch vụ từ ngành điện.
Hiện, ngành điện là ngành đầu tiên hoàn thành kết nối 100% dịch vụ lên cổng dịch vụ công quốc gia và là 1 trong 4 doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành việc kết nối, chia sẻ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.
Dịch vụ điện lực thuận lợi, đơn giản hơn cho người dân và doanh nghiệp
Và trên thực tế, việc kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là mảnh ghép quan trọng, giúp các loại hồ sơ, giấy tờ được cắt giảm, và thay thế.
Hiểu đơn giản thế này.
Trước đây khi công dân làm thủ tục đăng kí mua bán điện – cần phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ tùy thân như:
- Bản sao CCCD, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
- Hoặc hợp đồng thuê nhà
Thì giờ chỉ cần duy nhất số CCCD gắn chip, mã định danh cá nhân và tiến hành thực hiện các thao tác trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, toàn bộ thông tin của công dân như:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ thường trú, tạm trú
- Thông tin chủ hộ
- Thông tin hộ gia đình
Kết quả sau khi được đối sánh và xác thực, hệ thống tự động trả về bên ngành điện.
Hồ sơ giao dịch điện tử giữa điện lực và khách hàng được nhanh chóng thiết lập mà không cần thời gian đi xác minh.
Như vậy, thay vì phải đi đến tận nơi, mang theo nhiều loại giấy tờ thì giờ đây, chỉ cần ngồi 1 nơi, người dân và doanh nghiệp đều được thụ hưởng lợi ích từ việc đơn giản hóa thủ tục này.
Môi trường điện tử đã giúp việc thực hiện các dịch vụ, thủ tục mà không cần có sự tiếp xúc, gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên điện lực. Nhiều người dân cũng đã từng bước chuyển đổi thói quen và thực hiện các thao tác qua môi trường số.
Theo tính toán, việc chuyển đổi số trong giải quyết các dịch vụ điện theo phương thức điện tử đã giúp cho công tác không phải in ấn, bảo quản và lưu trữ tài liệu giấy lên đến 20 triệu trang hồ sơ.
Và theo thống kê trong hơn 1,2 triệu yêu cầu dịch vụ điện, có trên 60% yêu cầu được tiếp nhận qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chỉ tính riêng năm 2022, đã có gần 900.000 yêu cầu phát sinh đối với 2 dịch vụ công được kết nối từ cơ sở dữ liệu về quốc gia theo Đề án 06.
Trong đó có trên 240.000 khai thác thông tin chia sẻ từ CSDLQG về dân cư và gần 28.000 lượt khai thác thông tin về hộ gia đình trong CSDLQG về dân cư.
Việc kết nối, khai thác hiệu quả từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tăng cường mở rộng cho toàn bộ các dịch vụ của ngành điện nói riêng cũng như kết nối với các nền tảng chuyển đổi số của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương.
Năm 2022, hệ sinh thái EVNConnect ra đời đã khai thác tối đa nguồn dữ liệu chung Quốc gia, qua đó EVN là đơn vị đầu tiên hoàn thành cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến ở mức độ 3, 4 qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Những tiện ích mà cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư mang lại đối với ngành Điện là vô cùng to lớn, giúp cho việc định vị khách hàng được tốt hơn; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình quản lý giao dịch điện tử, phục vụ khách hàng.
Và rõ ràng những chuyển đổi số của ngành điện trong thực hiện Đề án 06 đã góp phần cải cách thủ tục hành chính và giúp người dân, doanh nghiệp từng bước được thụ hưởng các tiện ích.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB