(ANTV) - Liên quan đến vụ rơi máy bay trực thăng Bell-505 tại vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, cho đến thời điểm này, 04/5 thi thể nạn nhân đã được tìm thấy cùng nhiều mảnh vỡ và hộp đen của máy bay trực thăng du lịch VN 8650. Các lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm thi thể nạn nhân còn lại và điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn.
Vào lúc 16h45 ngày 05/4, máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển, chở 4 khách du lịch người Đà Nẵng đi ngắm cảnh Vịnh Hạ Long. Đến 17h15 thì mất liên lạc và rơi xuống vùng biển thuộc khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã tổ chức tìm kiếm xuyên đêm để tìm các nạn nhân xấu số gần khu vực máy bay gặp nạn. Hơn 600 người gồm lực lượng quân đội, công an, ngư dân và các lực lượng địa phương, cùng nhiều phương tiện thiết bị chuyên dụng đã được huy động tìm kiếm, 15 thợ lặn cũng đã nỗ lực xuyên đêm để tìm kiếm. Hệ thống camera trên không và các vùng núi cũng đã được sử dụng để tìm kiếm từ trên cao.
Ngay trong đêm 05/4, 2 thi thể nạn khách du lịch đã được phát hiện gần khu vực máy bay rơi. Tiếp đó, rạng sáng 06/4, thi thể phi công Chu Quang Minh đã được tìm thấy. Đến khoảng 9h sáng 06/4, đã phát hiện thi thể nạn nhân thứ 4 trong vụ việc. Phần hộp đen lưu trữ lịch sử hệ thống của máy bay này cũng đã được tìm thấy ngay trong chiều 06/4.
Các lực lượng chức năng đã tiếp tục mở rộng bán kính tìm kiếm lên hơn 1km và phát hiện nhiều mảnh vụn của xác máy bay. Hiện xác máy bay đã được đưa về khu vực đảo Tuần Trâu, công tác tìm kiếm nạn nhân cuối cùng của vụ việc vẫn đang được tích cực triển khai.
Liên quan đến vụ tai nạn, Thủ tướng Chính Phủ cũng đã ra Công điện chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất, yêu cầu Bộ Quốc Phòng chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Chủ tịch UBND các tỉnh, TP Hải Phòng và Quảng Ninh, khẩn trương triển khai hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ tai nạn, kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình những người bị nạn;
Thông báo cho tàu thuyền và ngư dân đang đánh bắt hải sản ở khu vực máy bay bị nạn tăng cường quan sát, phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Rà soát, kiểm tra toàn bộ các quy trình trong công tác chỉ huy, điều hành bay, đảm bảo kỹ thuật hàng không, tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục ngay các hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với các chuyến bay.
Theo đó, tất cả các chuyến bay du lịch bằng trực thăng đã được yêu cầu tạm dừng trên cả nước cho đến khi có thông báo mới.
Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.
Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, làm gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.
Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương:
- Rà soát chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội.
- Phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20 tháng 4 năm 2023).
4. Các Bộ, ngành, địa phương:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhất là những quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy đã ban hành để người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và thuận lợi trong triển khai thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy thuộc thẩm quyền và báo cáo đề xuất các cấp nếu vượt thẩm quyền.
5. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Công điện này./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB