(ANTV) - Đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đã và đang đáp ứng được năng lực lưu thông, giảm ùn tắc.Song, hiện nay, tình trạng người đi bộ tự ý băng qua đường đang tiềm ẩn tai nạn giao thông. Để đảm bảo ATGT, thì việc cân nhắc xây dựng cầu vượt bộ hành đang là bài toán đặt ra hiện nay.
Tại đường vành đai 2 dưới thấp, khu vực Minh Khai, Hà Nội, không khó để bắt gặp tình trạng người dân băng qua đường. Đủ mọi lứa tuổi, cứ tiện là sang, thích là qua. Rất nguy hiểm, bất chấp các phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao.
Chị Nguyễn Thị Xuân, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Làn đường dành cho xe di chuyển rất rộng, nhiều khi tốc độ tôi đi cũng không phải là chậm, nên nhiều lúc cũng rất giật mình, phanh gấp vì đột nhiên có người đi bộ băng cắt qua đường, rất nguy hiểm cho cả tôi và người đi bộ. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần có giải pháp đảm bảo ATGT, tránh tình trạng người dân tự ý băng qua đường như thế này."
Tuyến vành đai 2 dưới thấp gồm 8-10 làn xe, mặt đường là rất rộng. Song, vị trí vạch kẻ sang đường cho người đi bộ mới chỉ được vẽ tại 8 nút giao có đèn tín hiệu và 2 điểm quay đầu xe, còn lại là không có.
Thực tế, theo quan sát, để người dân di chuyển qua lại giữa các nhà chờ xe buýt, phải đi với quãng đường dài.
Do đó, cách nhanh nhất, vẫn là vượt dải phân cách, băng qua đường, với tâm lý: nếu không nhanh, xe buýt sẽ đi mất hoặc phải chờ lâu.
Trong khi, tốc độ của người đi bộ là 5km/h. Với mặt đường rộng thì thời gian băng qua đường cần ít nhất 30s-1’. Do đó, sẽ rất nguy hiểm khi dòng xe đang lao tới với tốc độ cao.
PGS.TS Doãn Minh Tâm, Chuyên gia giao thông cho biết: "Ở những vị trí không đèn thì rất là nguy hiểm, họ đi giữa đường ô tô lao đến thì rủi ro rất là cao, rủi ro cho người đi đường, rủi ro cho cả người lái xe nữa, cho nên rằng là biện pháp bảo vệ người dân trên tuyến đường mà có 4 làn xe trở lên là cần được đặt ra để các cơ quan có chức năng nghiên cứu và có biện pháp bảo vệ dân."
Theo các chuyên gia giao thông, biện pháp hữu hiệu nhất là các cơ quan chức năng cân nhắc nghiên cứu xây cầu vượt bộ hành để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đáp ứng được nhu cầu của người dân khi di chuyển giữa 2 bên đường.
Bởi cầu vượt bộ hành không đòi hỏi tải trọng quá cao, cho nên chi phí xây dựng là không lớn. Hơn nữa đều là cầu vượt thép, nên việc bố trí về mặt bằng và không gian được linh hoạt điều chỉnh.
PGS.TS Doãn Minh Tâm, Chuyên gia giao thông cho biết: "Trong cái biện pháp an toàn cho người đi bộ qua đường thì Luật giao thông tại điều 32 quy định là tại các vị trí đèn tín hiệu, còn những vị trí không gần đèn tín hiệu nhưng mà lưu lượng người qua đường cao, nhất là các vị trí có xe buýt, thường là các bến xe buýt bố trí so le nhau trên các tuyến đường thì người đi bộ qua lại, cho nên rằng là trong những trường hợp này và nhất là các cái khu chung cư lớn thì cần phải nghiên cứu xây dựng cái cầu vượt."
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB