(ANTV) - Mỗi năm theo ước tính của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cả nước có khoảng 400.000 trường hợp bị chó cắn. hàng chục người đã thiệt mạng, trong đó có không ít trẻ em. Tuy nhiên, do tập quán, thói quen cũng như sự hiểu biết còn hạn chế, thì việc phòng ngừa bệnh dại cho tới thời điểm này vẫn chưa thực sự được kiểm soát.
Đáng tiếc là trong số các nạn nhân tử vong vì vi rút dại, không ít trường hợp bị nhiễm bởi chính chó nuôi trong gia đình, như trường hợp của hai cha con anh Bùi Văn Tuấn, trú tại xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vừa qua.
Ngôi nhà của vợ chồng chị Đặng Thị Hạnh, bỗng trở nên tang thương, khi trong chưa đầy 30 tiếng đồng hồ, bệnh dại đã cướp đi sinh mạng của chồng chị là anh Bùi Văn Tuấn và con trai là Bùi Văn Tùng, vào ngày mùng 2-4 và ngày 3-4 năm 2019.
Trước đó, khoảng 2 tháng, ngày 6-2 ( tức mùng 2 Tết Âm lịch) ba mẹ con chị Hạnh bị chó nhà nuôi cắn chảy máu. Ngày 7-2, anh Tuấn mang chó đi xích lại thì tiếp tục bị cắn. Thay vì nhốt chó lại để theo dõi, thì trong lúc nóng giận, anh đã chém chết con chó và mang đi chôn.
Tai hại hơn, anh Tuấn không đi tiêm phòng, mà nhờ thầy lang trong vùng, dùng sừng tê giác để thử bệnh dại, với niềm tin từ lời thầy lang phán truyền, là chó nhà không mang vi rút dại.
Sự chủ quan, cộng với niềm tin ngây ngô, ấu trĩ đã khiến anh Tuấn và đứa con vô tội phải trả giá bằng sinh mạng.
Sau khi sự việc đáng tiếc trên xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình, đã chỉ đạo các cấp cơ sở tiến hành tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn toàn tỉnh cũng như xã Trung Sơn, Huyện Lương Sơn. Mặc dù đã tuyên truyền đến từng hộ gia đình, song tập quán sinh hoạt của người dân, đôi khi lại trở thành trở ngại chính.
Nhiều hộ gia đình mà cán bộ thú y xã đã đến lần thứ 4, để tiêm phòng bệnh dại, song vẫn không thể hoàn thành công việc theo kế hoạch. 80% là kết quả tiêm phòng năm 2018 tại địa bàn xã Trung sơn, đã cho thấy sự bất cập không hề nhỏ. Sự thiếu ý thức, tự giác của người dân nơi đây, đã gâykhông ít khó khăn trong công tác bảo vệ sự an toàn, tính mạng cho chính họ đối với việc phòng ngừa bệnh dại.
Cho đến nay, chó nuôi đã trở thành một trong những vật nuôi quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, tập quán nuôi chó cùng sự chủ quan, như không tiêm phòng, không xích cũi, đã trở thành thói quen đối với đa số bộ phận người dân ở những vùng sâu, vùng xa. Nơi mà trình độ dân trí còn hạn chế, cùng những tập tục văn hóa, gắn liền với lối sống có phần bảo thủ và ấu trĩ.
Theo thống kê của Cục y tế dự phòng, Bộ Y Tế, mỗi năm cả nước có khoảng 400.000 người bị chó cắn. Dẫn đến cái chết của hàng chục người, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Mặc dù vậy, để cải thiện tình trạng trên, lại là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Điều đó đã gây ra rất nhiều những cái chết thương tâm, mà hầu hết đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, sự chủ quan, và cả những tập quán cổ hủ, lạc hậu, của một bộ phận không nhỏ người dân hiện nay.
Bà con nhân dân nên đi tiêm phòng dại, hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị chứ không nên tin lời thầy lang chữa bệnh dại.
Để hạn chế tình trạng chó dại tấn công người dân, thậm chí là tấn công chính chủ vật nuôi dẫn đến những hậu quả thương tâm, thì ngoài việc tuyên truyền, người dân cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng.
Trong trường hợp bị tấn công, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Vi-rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người.
96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, mặc dù bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.
Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod, nếu có. Đồng thời đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB