(ANTV) - Một số trung tâm y tế cơ sở hiện đang thiếu đội ngũ nhân lực để vận hành vật tư y tế khám chữa bệnh, còn người bệnh cũng có tâm lý không tin tưởng chọn các tuyến y tế cơ sở để khám chữa bệnh, trong khi đó tuyến y tế cơ sở được xem là nền tảng, là xương sống trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.
Trong khi nhiều bệnh viện tuyến trung ương đang thiếu thiết bị vật tư y tế khám chữa bệnh, thì tại 1 số trung tâm y tế cơ sở lại diễn ra tình trạng có thiết nhưng lại thiếu nhân lực vận hành hay số lượng bệnh nhân đến khám chỉ lác đác vài người.
Tại trạm y tế xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội được đầu tư khang trang với nhiều thiết bị hiện đại. Tuy nhiên theo các bác sĩ tại trạm y tế cho biết lượng khám chữa bệnh hằng ngày tại trạm chỉ có 3- 4 người.
Người bệnh đến khám chủ yếu là những bệnh mãn tính, khám cận lâm sàng bởi thiết bị y tế thì có nhưng người vận hành thiết bị còn hạn chế.
Chị Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó trưởng trạm y tế xã Đại Áng huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết: Trạm y tế xã hầu như tiếp nhận khám bảo hiểm y tế như về các bệnh mãn tính như bệnh tăng huyết áp, bệnh nhân siêu âm mini, viêm phế quản, thường là người cao tuổi, và triển khai tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Thật ra bệnh nhân đến đây không đông chủ yếu là bệnh nhân đến chỉ được khám cận lâm sàng vì máy móc có nhưng bác sĩ vận hành máy thì chưa được đầy đủ , rất mong muốn là chúng tôi được hỗ trợ các y bác sĩ tuyến trên để có thể vận hành được máy móc như máy điện tim, máy siêu âm để thu hút người bệnh khám theo bảo hiểm hoặc khám dịch vụ.
Hiện nay, nhiều loại máy móc chuyên môn như: máy siêu âm, máy điện tim…để phục vụ thăm khám cho người dân những bệnh phức tạp đã có hầu hết tại các trạm y tế xã. Thế nhưng, có một thực tế đang diễn ra là tại những trạm y tế này lại đang thiếu người có thể vận hành những thiết bị hiện đại.
Y tế cơ sở là nền tảng của hệ thống y tế, đáp ứng 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông thường của người dân. Trạm y tế có nhiệm vụ cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu đến năm 2025, trên 90% dân số được quản lý sức khỏe; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Đến năm 2030, hơn 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế dự phòng, quản lý, điều trị một số một số bệnh không lây nhiễm.
Mục tiêu là vậy, nhưng đến nay thực tế cho thấy người bệnh đang không mặn mà với các dịch vụ y tế ở cơ sở.
Mong muốn ở tuyến cơ sở đáp ứng khám chữa bệnh, được bổ sung đội ngũ khám chữa bệnh, đặc biệt là các chuyên khoa lẻ, hoặc là các bác sĩ đến tăng cường để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh sau nhiều năm tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương tăng cao. Tuy nhiên, các bệnh lý chủ yếu chỉ là ho, sốt, sổ mũi hoặc theo dõi bệnh lý không lây nhiễm mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ. Điều này là do một số trang thiết bị được sở ý tế đầu tư nhưng không thể vận hành do còn thiếu bác sĩ có chuyên môn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Chuyên I chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm y tế huyện Thanh Trì cho biết: Trung bình một ngày phòng khám cho khoảng 100 -150 bệnh nhân đến thăm khám. Lượng bệnh nhân so với năm 2020 là tăng chứ không giảm vì bệnh nhân mua bảo hiểm yêu cầu thì quay lại thăm khám từ tuyến cơ sở. Phòng khám được trang bị máy siêu âm hiện đại, máy xét nghiệm sinh hóa tự động.
Trước đây, khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe bà Hào thường tìm đến các bệnh viện tuyến trên để thăm khám và điều trị. Bởi theo bà y tế tuyến cơ sở đang còn thiếu và yếu, khó đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh của người dân. Thế nhưng, sau 1 thời gian trung tâm y tế huyện Thanh Trì triển khai mô hình y học gia đình bà đã nhận thức rõ lợi ích của mô hình này trong việc theo dõi sức khỏe của bản thân tại đây. Từ đây thói quen khám chữa bệnh của bà đã dần thay đổi.
Bà Phạm Thị Hào, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội chia sẻ: Tôi đến đây điều trị khớp tay cũng được 10 ngày rồi, bác sĩ châm cứu cho tôi, hiện tại tôi đã thấy đỡ, tay vận động được rồi. Trang thiết bị ở đây cũng được, các bác sĩ nhiệt tình,
Theo khảo sát của Bộ Y tế, có tới 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến Trung ương có thể điều trị được ở tuyến tỉnh và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện; có tới 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở trạm y tế xã.
Y tế cơ sở là mạng lưới trực tiếp gần người dân nhất và kịp thời phát hiện các dịch bệnh; triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; quản lý sức khỏe cho mỗi người dân… Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ y tế tại đây chẳng những giúp người dân tiết kiệm tiền bạc, thời gian mà quan trong hơn, đây chính là cơ hội để mỗi người sẽ được quản lý sức khỏe của mình sát sao hơn, khoa học hơn./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB