(ANTV) - Hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua; là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Trật tự an toàn giao thông đường bộ liên quan, tác động trực tiếp đến quyền con người. Đó là quyền được an toàn về tính mạnh, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông.
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong công tác đảm bảo ANTT, tiếp cận từ góc độ bảo vệ và bảo đảm quyền con người, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGT) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo và xây dựng đã đưa ra những vấn đề mới, chưa được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Với 6 nhóm chính sách, Luật hướng tới mục tiêu cuối cùng là sự an toàn của người dân và sự chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý Nhà nước (QLNN) đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Lần đầu tiên, công tác giải quyết tai nạn giao thông được quy định một cách cụ thể, chặt chẽ trong Dự thảo Luật TTATGT đường bộ. Trong thực tế, trung bình mỗi năm, tại Việt Nam, tai nạn giao thông (TNGT) cướp đi sinh mạng của 9 nghìn người, gần 30 nghìn người bị thương. Công tác giải quyết tai nạn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan chức năng. Thế nhưng, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định cụ thể về vấn đề này. Dẫn đến, nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ hiện trường, thu thập thông tin ban đầu, công tác phối hợp giữa các đơn vị: công an, y tế.
Vấn đề này, đã được bổ sung, điều chỉnh khi soạn thảo Luật TTATGT đường bộ. Các chuyên gia đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật, khi đã tiếp cận vấn đề giải quyết tai nạn giao thông từ góc độ bảo đảm quyền con người. Dự thảo Luật TTATGT đường bộ quy định rất cụ thể, rõ ràng về giải quyết TNGT đường bộ tại Chương V. Từ nguyên tắc giải quyết TNGT, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ TNGT; trách nhiệm của ngành Y tế, trách nhiệm của ngành Công an, trách nhiệm của cơ quan bảo trì, khai thác đường bộ, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, UBND các cấp trong giải quyết TNGT.
Sau hơn 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã không thể đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Một trong những hạn chế lớn nhất của Luật, là không quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ. Dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ. Nhất là giữa cơ quan QLNN về ANTT và cơ quan QLNN về hạ tầng, kỹ thuật. Việc Chính phủ đồng ý, thống nhất xây dựng hai dự án Luật: Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được nhiều chuyên gia đồng tình, và khẳng định, hoàn thiện pháp luật là vấn đề cốt lõi để tạo chuyển biến trong công tác QLNN đối với lĩnh vực giao thông.
Quá trình xây dựng, soạn thảo Luật, Bộ Công an với tinh thần cầu thị, lắng nghe đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Mở các diễn đàn, giải đáp các vấn đề mà nhân dân quan tâm, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Mục tiêu cuối cùng, là hoàn thiện Dự thảo Luật, đưa ra các nhóm chính sách, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Dự án Luật TTATGT đường bộ, được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan QLNN và người tham gia giao thông một cách nề nếp và bền vững hơn. Các chuyên gia cũng đánh giá cao cơ quan soạn thảo khi dự thảo Luật TTATGT đường bộ không chỉ quy định rõ quyền, trách nhiệm của người tham gia giao thông. Mà đã đưa ra những chế định cụ thể để đảm bảo tính công khai, minh bạch đối với lực lượng chức năng trong giải quyết, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Từ đó, tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân đối với cơ quan thực thi pháp luật.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB