(ANTV) - Ngày 20/3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022, cho rằng một số quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam đã vi phạm nhân quyền có hệ thống. Nếu đọc và phân tích kỹ các vấn đề, nội dung trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy, việc đánh giá này là phiến diện, nhiều vấn đề mang tính quy kết với những nội dung không trung thực và không có sự khảo sát thực tiễn.
BẢN BÁO CÁO PHIẾN DIỆN
Để đánh giá tình hình nhân quyền tại bất kỳ quốc gia nào một cách khách quan, trung thực, chính xác cần phải dựa trên các thông tin và dữ liệu có nguồn gốc đáng tin cậy. Nghĩa là các tổ chức nhân quyền, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các phương tiện truyền thông nước ngoài có thể tiến hành khảo sát, thu thập số liệu, dẫn chứng nhưng phải bám sát thực tiễn và có sự xác thực của cơ quan chức năng của quốc gia đó. Ngoài ra, để đánh giá khách quan, cần phải đưa ra những tiêu chí rõ ràng, minh bạch và được công nhận chính thức, những thông tin trong báo cáo cần được thẩm định và đưa ra đánh giá trước khi công bố.
Thế nhưng những thông tin trong Báo cáo nhân quyền thường niên 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại thể hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch. Thực tế, những nguồn thông tin này, báo cáo đều không đưa ra được bằng chứng xác thực mà chỉ thông qua kênh trung gian từ các tổ chức, cá nhân có quan điểm, tư tưởng định kiến, sai lệch hoặc dựa trên phương pháp thu thập từ các nguồn không chính thống, không đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Báo cáo nhân quyền năm 2022 của Hoa Kỳ đưa ra đánh giá đối với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Báo cáo về Việt Nam gồm 43 trang, với 7 phần. Có thể thấy phần lớn nội dung bản Báo cáo năm 2022 tương tự Báo cáo năm 2021, chỉ thay đổi một số vụ việc, cá nhân.
Nghiên cứu bản Báo cáo thấy, dường như các giá trị dân chủ, nhân quyền mà Hoa Kỳ hướng đến chỉ nhằm phục vụ một số cá nhân trong xã hội. Trong Báo cáo nhắc đến những cái tên như Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Thục Vy… với danh nghĩa “nhà hoạt động”, “nhà đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền” để từ đó quy kết rằng Việt Nam tiến hành các hoạt động bắt giữ tuỳ tiện, xét xử không công bằng, đàn áp xuyên quốc gia, can thiệp bất hợp pháp vào các quyền riêng tư, không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, thiếu tự do Internet….
Nhưng trên thực tế, đây đều là những đối tượng chống đối, lợi dụng vỏ bọc dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam. Những đối tượng này được các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đây rõ ràng là một sự đánh giá sai lệch về bản chất. Các giá trị dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam hướng đến không thể là dân chủ quá trớn, không thể lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể, cá nhân và làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự. Dân chủ, nhân quyền phải phù hợp, hài hoà với sự phát triển chung của xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.
VIỆT NAM ĐẠT NHIỀU KẾT QUẢ VỀ NHÂN QUYỀN
Việt Nam với tinh thần xây dựng, thiện chí luôn trao đổi các thông tin khách quan, chính thống trong các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với phía Hoa Kỳ, song lại không được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trên thực tế, dù Việt Nam đang trong quá trình phát triển còn nhiều khó khăn, nhưng quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Đặc biệt trong những năm gần đây dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 giống như các nước trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm và phát huy quyền con người. Với những thành tựu rõ ràng và được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Cùng trong ngày 20/3 khi Hoa Kỳ công bố bản Báo cáo nhân quyền, thì Liên hợp quốc cũng công bố bản Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc...
Trong bản báo cáo, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 ở bảng xếp hạng công bố năm ngoái lên vị trí 65. Báo cáo này được xây dựng dựa trên số liệu được thu thập từ người dân tại hơn 150 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới về các tiêu chí: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và nhận thức về tham nhũng.
Với chỉ số này, có thể thấy được tình hình nhân quyền tại Việt Nam không như những gì Bản báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ đã nêu. Và đáng lẽ, những thông số tích cực đó cần được ghi nhận để đưa vào báo cáo thường niên này.
Chỉ số Hạnh phúc và chỉ số Phát triển con người là những con số biết nói...Đó là sự ghi nhận của quốc tế đối với những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Và đây cũng là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam.
Trên thực tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển con người như: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm; đã hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, trong đó có nhiều mục tiêu về giảm nghèo; y tế, giáo dục hoàn thành trước thời hạn, được đánh giá là điểm sáng; đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em; các quyền cơ bản của người dân được đảm bảo. Bên cạnh đó, Việt Nam đã đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, kịp thời luật hoá các quy định tại những Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc thúc đẩy, bảo đảm quyền con người.
Sau khi bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác song phương trên cơ sở tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. Hiện nay, mối quan hệ giữa hai quốc gia phát triển một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, văn hoá, giao lưu nhân dân. Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại, trao đổi thẳng thắn và cởi mở trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn khác biệt, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Tuy nhiên, đáng tiếc khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại dựa trên những thông tin phiến diện, một chiều, không chính xác để làm căn cứ đưa ra các bản Báo cáo nhân quyền hằng năm. Điều này không phù hợp với mối quan hệ đối tác toàn diện đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, đặc biệt việc giữ gìn môi trường hợp tác lành mạnh, đoàn kết với xu thế hòa bình, thịnh vượng là điều mà không chỉ riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang hướng đến.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB