(ANTV) - Lâu nay chúng ta đều biết đến thực trạng, những đứa trẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất dễ bỏ học vì tảo hôn, phong tục lạc hậu, hoặc vì học lực thấp dễ chán nản, và vì cái nghèo khó, thiếu nhận thức. Một khi đã bỏ học thì việc vận động các em trở lại trường là không dễ dàng. Nhưng vượt qua mọi khó khăn, ngay tại những nơi học sinh từng bỏ học, có những giáo viên đã và đang viết nên những câu chuyện mới về giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài giờ lên lớp, điểm đến yêu thích của nhiều em học sinh này là nhà của cô giáo Sen. Những đứa trẻ ở đây được tiếp cận với môn Tin học từ năm lớp 3. Đó là điều không phải vùng đồng bào dân tộc thiểu số nào cũng làm được. Máy tính như một kho tàng kiến thức để những đứa trẻ này khám phá, trải nghiệm. Em nào cũng hứng thú và chăm chú.
Em H JÊ R KĐOH, Học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: "Con thích học tin học, con học được khám phá văn bản, trình chiếu. Con thương cô, cô hiền và dạy cho em biết nhiều cái."
12 năm trước, cô Sen đã chọn gắn bó với học sinh ở địa bàn vùng sâu vùng xa - xã Ea Kuếh, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk. Vì muốn giúp các em hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn, cô Sen đã chia sẻ lên mạng xã hội.
Nhiều tấm lòng cùng góp lại đã tặng cô trò một số bộ máy tính, bàn ghế, đồ dùng học tập. Kể từ đó, nhà cô Sen trở thành địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ tin học, mà chẳng buổi nào có học sinh vắng.
Cô giáo Hồ Thị Sen, Trường tiểu học Bế Văn Đàn, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Ở trường số máy tính không đủ để các em được thực hành, ở nhà thì bố mẹ làm nông không có điều kiện mua máy tính đê các em thực hành ở nhà. Vì vậy cho nên những buổi sinh hoạt câu lạc bộ và học thêm ở nhà tôi như thế này sẽ góp phần giúp các em nâng cao khả năng sử dụng máy tính. Đồng thời nâng cao kĩ năng tự học, tìm tòi thông qua máy tính."
Từ tình yêu thương đặc biệt dành cho học sinh vùng đồng bào thiểu số, người thầy giáo này đã nỗ lực huy động được nhiều nguồn hỗ trợ từ cộng đồng để thực hiện các hoạt động như: Ngân hàng dê giống; thẻ bảo hiểm Y tế cho học sinh; tặng sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp, xây nhà, dạy bơi miễn phí, giúp hàng chục nghìn học sinh nghèo có niềm tin đến trường.
Em Bàn Minh Kiệt, học sinh trường THCS Ngô Mây, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk cho biết: "Gia đình em rất khó khăn, bố mẹ nuôi 2 anh em vất vả, khi em nhận được dê giống thì rất xúc động. Em hứa chăm ngoan học giỏi, không làm thầy cô thất vọng."
Thầy giáo Mai Văn Chuyền, Trường THCS Ngô Mây, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Hoàn cảnh sống khó khăn cũng là lý do khiến các em bỏ học. Do vậy, những căn nhà, những chiếc xe đạp, hay bàn học tập, với hy vọng là sẽ chắp cánh, nâng bước các em tự tin đến trường, không còn bỏ học giữ chừng nữa."
Tình yêu thương và những món quà thiết thực đã chữa lành thiệt thòi cho những đứa trẻ muốn bỏ học. Từ những điểm nóng về tình trạng học sinh bỏ học, không ít ngôi trường ở vùng sâu vùng xa tỉnh Đắk Lắk đã trở thành điểm sáng trong việc giữ sĩ số học sinh.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB