Thứ Sáu, 01/11/2024 15:21 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Về đề xuất xây nhà hát các dân tộc phía sau Nhà hát lớn

(ANTV) - Liên quan đề xuất xây nhà hát các dân tộc phía sau nhà hát Lớn. Theo Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, nếu xây Nhà hát các dân tộc Việt Nam tại vị trí này sẽ tạo ra dấu ấn riêng, thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho rằng việc xây dựng nhà hát sẽ giúp cho khách đến Hà Nội có thêm địa điểm để thưởng ngoạn, giao lưu, qua đó góp phần phát triển kinh tế thủ đô.

Phân tích về ý tưởng này, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch cho biết địa điểm nêu trên nhằm mở rộng không gian Nhà hát lớn, tạo thành quần thể mang dấu ấn văn hóa riêng cho Thủ đô. Phía trước là Nhà hát lớn Hà Nội, sau là Nhà hát quốc gia với đầy đủ công năng, tiếp đến là Bảo tàng lịch sử quốc gia sẽ tạo thành hệ thống kết nối với không gian văn hóa Hồ Gươm, trở thành hệ sinh thái văn hóa riêng của Thủ đô, góp phần kích thích du lịch, kinh tế đêm cho thành phố.

Cộng đồng mạng cho rằng việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa nói chung, nhà hát nói riêng là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước nhưng cũng cần cân nhắc kỹ ở nhiều phương diện.

Thẳng thắn lên tiếng về vấn đề này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc và văn hoá đều cho rằng là sai lầm trong quy hoạch đô thị.

Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam việc xây dựng như vậy sẽ phá vỡ cảnh quan, mất sự độc tôn của quảng trường Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, chi phí giải phóng mặt bằng phía sau Nhà hát lớn Hà Nội cũng là con số khổng lồ.

Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng quan ngại và đề nghị không nên xây thêm nhà hát vào khu đất vàng trung tâm Hà Nội.

Bên cạnh lo ngại về mặt kiến trúc, thì một số cư dân mạng cũng kiến nghị, đề xuất Bộ Văn hoá thể thao và du lịch cần phải điều tra nhu cầu cần thiết, cấp bách của việc xây dựng nhà hát ở mức độ nào tại thời điểm này khi đất nước đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Nhà hát lớn Hà Nội từng có tên là Nhà hát Thành phố, được khởi công năm 1901. Đây là công trình văn hóa tiêu biểu, có giá trị về thẩm mỹ, quy mô xây dựng lớn. Hiện nay, Nhà hát lớn là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn, địa điểm nổi tiếng của Hà Nội, được nhiều khách du lịch yêu thích. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm