(ANTV) - Quần áo cũ được viện trợ cho người dân Kenya đang tạo nên thảm họa môi trường ở nước này. Theo các nhà hoạt động môi trường, những núi quần áo cũ, kém phẩm chất ở thủ đô Nairobi của Kenya phần lớn có xuất xứ từ châu Âu. Chúng ở tình trạng tồi tệ đến mức một nửa phải thải ra bãi rác, và cuối cùng là đổ ra sông gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là thực trạng báo động cho các chương trình hiến tặng từ thiện.
Những bãi rác này như những vết sẹo dọc ngang khắp Nairobi, thủ đô Kenya. Phần lớn trong số này là những bãi rác hình thành nên từ quần áo cũ được nước ngoài ủng hộ vì mục đích từ thiện, hầu hết xuất xứ từ các nước Liên minh châu Âu. Các nhóm hoạt động vì môi trường ở Kenya cho biết, quần áo từ thiện này trước khi được cho đi đã qua tay không chỉ 2 mà có lẽ 3 người sử dụng. Tới khi đến Kenya, chúng không thể dùng được nữa, chỉ có thể vứt ra bãi rác. Đến những người chuyên mót đồ ở bãi rác cũng "đầu hàng".
Chị Susan Kwamboka,Thành phố Nairobi nói:"Tôi thường đến đây nhặt quần áo thải ra từ chợ đồ cũ. Tôi giặt và bán lại ở khu tôi ở. Nhưng hầu hết quần áo ở đây xấu hỏng đến mức không giặt sạch nổi, dễ rách, không ai muốn mua cả".
Những người mua đồ từ thiện nước ngoài để bán lại cho rằng Kenya chẳng khác gì nơi chứa rác của các châu lục khác.
Theo anh Isaac Mureithi,, Người buôn bán quần áo cũ ở Nairobi, hầu hết quần áo cũ đến mức chúng tôi phải vứt đi, thế là bị lỗ. Tôi muốn nói với những người cho đồ từ thiện là hãy đóng gói gửi đến đây những quần áo chất lượng tốt, loại một ấy. Quần áo loại hai rất cũ, hỏng, không ai mặc được.
Các nhóm hoạt động vì môi trường cho biết, nhiều quần áo được cho từ thiện làm bằng chất liệu tổng hợp nhân tạo nên khi được thải ra môi trường, chúng tạo nguy cơ ô nhiễm.
Ông Betterman Simidi,Nhà sáng lập tổ chức Clean Up Kenya cho biết:"Những quần áo này tác động lớn đến môi trường, chúng làm ô nhiễm đất. Cần nhớ rằng nhiều quần áo làm bằng sợi polyester, thực chất là nhựa, mà nhựa thì chúng ta biết là mất nhiều thời gian, nhiều năm mới phân hủy, nên chúng làm ô nhiễm các nguồn nước".
Theo chị Janet Chemitei, Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, ;oại vải mà họ sử dụng để may nên những bộ quần áo này là sợi tổng hợp, mà sợi tổng hợp lại được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Điều này về lâu về dài gây hại cho môi trường. Các thương hiệu cần phải có trách nhiệm và ngừng sản xuất thời trang nhanh.
Giám đốc bộ phận kiểm soát chất lượng và thanh tra thuộc Cơ quan đánh giá tiêu chuẩn của Chính phủ Kenya cho hay, chính phủ nước này có các biện pháp ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa độc hại. Theo đó, có các công ty được chỉ định thay mặt chính phủ thanh tra toàn bộ hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, những người buôn đồ cũ thường qua mặt chính quyền bằng con đường phi chính thức, cộng với việc số lượng nhập quá lớn khiến khó thanh tra được hết.
Cơ quan Tiêu chuẩn Kenya kêu gọi, người dân có ý thức để không tiêu dùng đồ gây hại cho môi trường. Thế nhưng, với những người ngày ngày phải mót đồ ở bãi rác, họ không có lựa chọn nào khác.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB