Thứ Sáu, 01/11/2024 14:20 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nông dân Indonesia quyết giữ đất khi khai thác niken bùng nổ

BT

(ANTV) - Indonesia là quốc gia sản xuất niken lớn nhất thế giới. Trong bối nhu cầu niken để sản xuất pin xe điện tặng vọt các doanh nghiệp trong và ngoài Indonesia đang khai thác triệt để các mỏ niken của nước này. Tuy nhiên, nhiều người dân và các nhóm nhân quyền cảnh báo tình trạng khai thác niken vô tội vạ đang đe dọa quyền sử dụng đất của người nông dân và gây hại cho môi trường.

Cầm trong tay rao, rựa, thứ duy nhất có trong nhà, những người dân làng Wawonii thay phiên nhau gác trên đỉnh đồi, nơi trước đây là khu vực trồng trọt. Vùng đất đã bị giải tỏa để khai thác niken nhưng những người dân này đang cố gắng giữ đất, đồng thời kêu gọi chính quyền hủy bỏ quyết định trên.

Bà Royani, người dân làng Wawonii, Indonesia cho biết: Giờ chúng tôi biết kiếm sống ra sao? Hầu hết chúng tôi đều dựa vào các trang trại đinh hương để cho các con ăn học, Niken thì chỉ làm giàu cho các công ty khai thác thôi. Chúng tôi không được hưởng lợi, thậm chí còn phải gánh nhiều thiệt hại.

Bà Royani chia sẻ, bà muốn bảo vệ không chỉ đất đai của gia đình mình khỏi bị xâm lấn mà còn đất của những người hàng xóm. Tuy nhiên, những người nông dân như bà đang đối đầu với đối thủ không dễ dàng.

Theo anh Hastoma, người dân làng Wawonii, Indonesia: Nếu chúng tôi giữ im lặng, thì tương lai của các thế hệ con cháu chúng tôi sau này cũng sẽ bị phá hủy vì nơi chúng tôi đang sinh sống lúc này sẽ không còn gì cả.

Nhu cầu niken trên toàn cầu tăng vọt đã đẩy các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, cùng với công ty xe điện Tesla của Mỹ và công ty khai thác mỏ Vale của Brazil, chú ý đến Indonesia. Hàng chục nhà máy xử lý niken đang mọc lên ở Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới, và thêm nhiều dự án khác đã được công bố.

Cơn sốt khai thác niken bùng nổ đe dọa quyền sử dụng đất của nông dân và ảnh hưởng môi trường tại những khu vực như Wawonii thuộc đảo Sulawesi giàu tài nguyên.

Ông Kisran Makati, Giám đốc Nghiên cứu Nhân quyền Đông Nam Sulawesi cho biết: Những gì mà dân làng Wawonii đang làm vốn dĩ là việc của chính quyền, do đây là sơ xuất của chính quyền. Họ cũng buộc phải bảo vệ đất đai của mình. Nếu không sẽ mất đất canh tác mãi mãi.

Một sắc lệnh được Tổng thống Indonesia ký ban hành năm 2018 công nhận quyền của nông dân đối với các khu đất công họ đang sử dụng, canh tác. Tòa án cũng nhiều lần ra phát quyết bảo vệ nông dân trong những vụ tranh chấp đất đai với các công ty khai mỏ.

Tuy nhiên, Indonesia đang tận dụng mọi nguồn lực để thu hút nhà đầu tư, dẫn tới nhiều tranh chấp đất đai bắt nguồn từ các tuyên bố chồng chéo về quyền sở hữu, do thiếu sót trong khâu cấp chứng nhận của chính quyền.

Bên cạnh vấn đề tranh chấp đất, nhiều người dân Indonesia sống gần các khu vực khai thác mỏ cũng đang kêu cứu do hoạt động này đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tại một ngôi làng ở vùng Pomalaa của hòn đảo, những ngôi nhà sàn nằm trên lớp bùn đỏ gỉ sét, nơi trẻ em bơi lội trong làn nước đục ngầu.

Theo người dân địa phương, đất bị ô nhiễm từ các mỏ niken bị nước mưa cuốn trôi xuống biển, biến vùng nước ven biển Thái Bình Dương thành màu đỏ đậm.

Anh Guntur, người dân làng vùng Pomalaa bày tỏ: Khi chưa có mỏ, nước không như thế này. Nó rất sạch.

Ông Asep Solihin, người dân làng vùng Pomalaa, cho biết: Chúng tôi chỉ có thể sống qua ngày. Trên đó là mỏ, dưới kia là bùn. Thế hệ kế tiếp thì sao?

Mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Indonesia. Tuy nhiên việc phát triển ngành này cũng mang lại những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là thoả thuận khai thác khoáng sản giữa chính phủ và các doanh nghiệp thường thiếu minh bạch.

Những nỗ lực nhằm quản lý các hoạt động khai khoáng thường bị làm ngơ do sức hấp dẫn của lợi nhuận mang lại. Nhiều khu vực bị tàn phá do khai thác khoáng sản thường bị bỏ quên và những tổn hại môi trường hầu như không thể khắc phục được. Cuối cùng người chịu thiệt vẫn là những người nông dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm