(ANTV) - Kể từ sau khi lên nắm quyền tại Afghanistan vào tháng 8/2021, Taliban đã áp dụng trở lại rất nhiều biện pháp khắc nghiệt đối với phụ nữ, khiến sự tham gia của lực lượng này vào các hoạt động xã hội cũng hạn chế hơn. Trong khi đó, phụ nữ ở Afghanistan cũng đang phải gánh chịu nhiều rủi ro cả về tinh thần và sức khỏe.
Theo Liên Hiệp Quốc, Afghanistan là quốc gia có tỷ lệ tử vong trong thai sản cao nhất ở châu Á. Hiện Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn đang triển khai chương trình đào tạo nữ hộ sinh ở Afghanistan nhằm kéo giảm tỷ lệ trên và cải thiện sức khỏe cho phụ nữ nơi đây.
Khung cảnh đẹp nên thơ tại ngôi làng nhỏ ở thung lũng Foladi, tỉnh Bamyan, Afghanistan cũng không thể phủ mờ nỗi đau trong căn nhà nhỏ này. Chị Aziza Rahimi vẫn thương xót về đứa con đã mất năm ngoái, trong ca sinh nở không được chăm sóc y tế. Đứa bé chết ngay sau khi được sinh ra, và trước khi xe cấp cứu đến.
Ngôi làng này có những “rào cản” chết chóc với các thai phụ. Nhiều bác sĩ và nhân viên y tế nhận định, sự xa xôi, cô lập đã trở thành “bản án tử thần” với các ca sinh khó. Điều này góp phần dẫn đến tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong cao tại Afghanistan.
Tuy nhiên, một thay đổi tiềm năng đang diễn ra. Ngôi làng của chị Rahimi và một số làng khác ở Bamyan đã cử 40 cô gái trẻ đến thủ phủ của tỉnh, để tham gia khóa đào tạo nhân viên hộ sinh trong 2 năm. Họ được học các kỹ năng quan trọng, để sau này có thể giúp sản phụ tại ngôi làng của mình sinh nở “mẹ tròn, con vuông.
Nữ hộ sinh thực tập chia sẻ: Chúng tôi tham gia khóa đào tạo này để có thể trở thành những nữ hộ sinh giỏi, chuyên nghiệp, và để hỗ trợ cho cộng đồng của chúng tôi. Một số ngôi làng ở vùng sâu, vùng xa, cách xa trung tâm Bamyan có tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh rất cao.
Trong số 40 phụ nữ này, cũng có những người có con nhỏ. Có lẽ vì vậy, họ thấu hiểu hơn ai hết nỗi đau mất con của một người mẹ. Dù đường sá đến lớp đào tạo có xa xôi hay phải xa gia đình một thời gian dài… nhưng ước muốn xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh hơn với phụ nữ và trẻ em đã giúp họ vơi đi những trở ngại.
Nữ hộ sinh thực tập bày tỏ: Dù thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta vẫn chứng kiến cảnh những bà mẹ, những đứa trẻ tử vong do thiếu kiến thức và sự chăm sóc y tế. Hoàn cảnh đó đã thôi thúc tôi theo học khóa đào tạo này. Tôi sẽ học lên cao nữa để tiếp thu thêm những điều mới, phục vụ cho người dân của tôi.
LHQ ước tính, cứ mỗi 2 giờ lại có 1 phụ nữ hoặc 1 đứa trẻ Afghanistan tử vong trong thai kỳ hoặc khi sinh con. Trung bình mỗi tháng có khoảng 24.000 phụ nữ sinh con tại các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh ở nước này mà không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế.
Chương trình đào tạo nữ hộ sinh này là mũi nhọn được Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) thúc đẩy. Họ kỳ vọng có thể mở rộng nó đến các tỉnh thành khác của Afghanistan./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB