Thứ Sáu, 01/11/2024 14:33 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Những nội dung chính được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO

(ANTV) - Từ ngày 11 – 12/7, hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra tại Vilnius, Litva. Một trong những thách thức với Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này là tiến độ tăng quân thường trực tại khu vực sườn phía Đông hay kỳ vọng nâng mức chi tiêu quân sự 2% GDP của các quốc gia trở thành một yêu cầu tối thiểu thay vì là mục tiêu hướng tới.

Theo một số nguồn tin, các nhà lãnh đạo NATO dự kiến ​​​​sẽ phê duyệt một “gói Ukraine”, bao gồm việc thành lập Hội đồng NATO - Ukraine (NUC), được coi là một "sự nâng cấp mối quan hệ" của Kiev với liên minh, cung cấp cho quốc gia này khả năng tiếp cận lớn hơn với các nguồn lực của NATO.

Trong khi đó, vấn đề chi tiêu quốc phòng dù không mới nhưng ngày càng cấp bách do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tại hội nghị, các thành viên dự kiến đưa ra cam kết tham vọng hơn khi xem mức 2% GDP là yêu cầu tối thiểu, thay vì mục tiêu hướng đến. Dù vậy, hiện chưa có thông tin về thời gian biểu để đạt được mục tiêu mới nói trên. Hiện, chỉ có Ba Lan cam kết chi tiêu quốc phòng trong năm nay sẽ chiếm tới 3,9% GDP, dẫn đầu NATO.

Ngoài ngân sách quốc phòng, các nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận những kế hoạch phòng thủ mới để phù hợp với bối cảnh địa chiến lược hiện nay. Đáng chú ý, NATO muốn tối đa 300.000 binh sĩ sẵn sàng được triển khai đến sườn phía Đông trong vòng 30 ngày.

Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã từ bỏ quan điểm phản đối đơn xin gia nhập khối quân sự phương Tây của Thụy Điển. Quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là mang tính “lịch sử” nhằm mở đường cho Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự NATO.

Sau khi chủ trì cuộc gặp giữa ông Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ngày 10/7 tại Vilnius, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ đơn đăng ký của Thụy Điển và chuyển đề xuất này tới các nhà lập pháp Ankara để phê chuẩn.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã cản trở quá trình mở rộng mới nhất của NATO, sử dụng quyền phủ quyết của mình chủ yếu do lo ngại rằng Thụy Điển đã không làm hết sức để giúp trấn áp “các tổ chức khủng bố” thân người Kurd ở nước này. Việc ông Erdogan từ bỏ cản trở Thụy Điển đánh dấu một bước tiến quan trọng, nhưng không có nghĩa là Thụy Điển sẽ ngay lập tức trở thành thành viên tiếp theo của liên minh. Việc Thụy Điển có thể gia nhập NATO được hay không sẽ cần sự đồng ý của tất cả 31 nước thành viên, trong khi đó, Hungary hiện cũng chưa bỏ phiếu chấp thuận tư cách thành viên của Thụy Điển.

Trong 1 diễn biến khác, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết các nước thành viên NATO vẫn chưa đạt được quyết định cuối cùng về triển vọng gia nhập liên minh quân sự này của Ukraine.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm