Thứ Sáu, 01/11/2024 18:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Lũ lụt khiến hơn 600 người thiệt mạng tại Nigeria

(ANTV) - Bộ Nhân đạo Nigeria cho biết trận lũ lụt tồi tệ nhất trong một thập niên qua ở nước này đã khiến hơn 600 người thiệt mạng và trên 1,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Theo tuyên bố của Bộ Nhân đạo Nigeria vào ngày 16/10, lũ lụt đã phá hủy hoàn toàn hơn 82.000 ngôi nhà và gần 110.000 hecta đất nông nghiệp.

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết, mặc dù mùa mưa ở nước này thường bắt đầu vào khoảng tháng 6, lượng mưa đã đặc biệt nhiều lên kể từ tháng 8.

Thảm họa này đã ảnh hưởng đến 27 trong số 36 bang của Nigeria. Quốc gia này thường xuyên hứng chịu các đợt lũ lụt theo mùa, nhưng đợt lũ năm nay tồi tệ hơn nhiều so với thông thường. Chính phủ Nigeria cho rằng, nguyên nhân mưa lũ bất thường là do biến đổi khí hậu.

Theo Cơ quan khí tượng Nigeria, đợt lũ lụt này có thể kéo dài đến cuối tháng 11 ở một số bang miền Nam đất nước.

Thủ đô Kiev, Ukraine rung chuyển bởi ba vụ nổ

Thủ đô Kiev của Ukraine lại bị rung chuyển bởi các vụ nổ. Thị trưởng Kiev cho biết, ba vụ nổ xảy ra trong khoảng thời gian 6h35 đến 6h58 sáng nay (giờ địa phương), trong đó có một vụ là ở một quận trung tâm khiến một số tòa nhà bị bốc cháy. Hiện chưa có báo cáo về thương vong.

Ông Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, xác nhận Kiev bị tấn công bằng máy bay không người lái.

Vụ tấn công mới nhất diễn ra một tuần sau ngày 10/10, thủ đô Kiev và khoảng 10 thành phố khác của Ukraine bị tấn công. Theo phía Nga, các cuộc không kích 1 tuần trước là phản ứng cho việc cây cầu nối Nga với Crimea bị nổ. Nga khẳng định Ukraine đứng sau sự việc và coi đây là hành động khủng bố.

Trong khi đó, theo tờ Global Times, trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết với tình hình an ninh nghiêm trọng ở Ukraine, họ kêu gọi các công dân Trung Quốc vẫn ở nước này tăng cường các biện pháp phòng ngừa an ninh và nhanh chóng sơ tán khỏi quốc gia Đông Âu trên.

Biểu tình phản đối lạm phát tại Italia và Pháp 

Tình trạng thiếu nhiên liệu và giá năng lượng tăng cao đã dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình lớn ở một số nước châu Âu. Hôm 16/10, hàng nghìn người ở Pháp và Italia đã đổ xuống đường đòi tăng lương, cũng như phản đối tình trạng giá nhiên liệu và chi phí sinh hoạt đang tăng cao.

Tại Pháp, hàng nghìn người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Paris để phản đối để phản đối tình trạng giá nhiên liệu tăng phi mã, tiếp nối nhiều tuần biểu tình đòi tăng lương tại các cơ sở lọc dầu, dẫn đến lời kêu gọi tổng đình công trên cả nước. Tham gia cuộc biểu tình có thủ lĩnh Liên minh cánh tả Jean-Luc Mélenchon và nữ nhà văn Annie Ernaux, người vừa được trao giải Nobel Văn học.

Còn tại Italia, khoảng 100 người đã tập trung ở thủ đô Rome để phản đối giá điện và khí đốt tăng cao, trong khi chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Những người biểu tình yêu cầu giảm hóa đơn, tăng lương và phúc lợi để bảo vệ các gia đình trước tác động của khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Nỗ lực duy trì thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen

Trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Ukraine tiếp diễn căng thẳng, các đại diện Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đã có các cuộc gặp để thảo luận về việc duy trì thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, cũng như kéo dài thỏa thuận này, vốn dự kiến hết hạn vào tháng 11 tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin hôm qua (16/10) đã có cuộc gặp Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths để thảo luận về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, cùng 1 số vấn đề cấp bách khác.

Cùng ngày, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov và Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cũng thảo luận về tiến trình thực hiện thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, cũng như khả năng tiếp tục triển khai sáng kiến này.

Hồi cuối tháng 7, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận tạo hành lang xuất khẩu ngũ cốc dưới sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ, nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận có hiệu lực trong 120 ngày và dự kiến hết hạn vào cuối tháng 11 tới. Đến nay, đã có hơn 7,7 triệu tấn nông sản của Ukraine được xuất khẩu theo thỏa thuận. Tuy nhiên, hiện Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng thỏa thuận này có nhiều thiếu sót, đồng thời cảnh báo có thể đóng băng các hàng lang xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm