(ANTV) - Ông Kami Rita Sherpa - một người hướng dẫn leo núi ở Nepal hôm 17/05 đã lên tới đỉnh Everest lần thứ 27, phá kỷ lục về số lần chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới này.
Ông Kami Rita Sherpa, năm nay 53 tuổi, đã giữ danh hiệu người leo lên đỉnh Everest nhiều lần nhất thế giới từ năm 2018, trong lần chinh phục thứ 22. Được gọi là người đàn ông Everest, ông Kami Rita Sherpa lần đầu tiên lên đỉnh Everest vào năm 1994. Kể từ đó, ông leo lên đỉnh Everest gần như hằng năm.
Ông Kami Rita Sherpa là người bản địa Sherpa, sinh năm 1970 tại Thame, một ngôi làng trên dãy Himalaya nổi tiếng là nơi sản sinh những người leo núi thành công.
Giới chức Nepal đã cấp 478 giấy phép cho những người nước ngoài muốn chinh phục đỉnh Everest trong năm 2023. Hầu hết trong số họ đều cần đi cùng người hướng dẫn leo núi người Sherpa.
Ngân hàng hạt giống lớn nhất thế giới tại Anh
Bên trong những căn hầm đông lạnh chống bom ở vùng nông thôn nước Anh cất giữ một kho báu gồm 40.000 loài hạt giống thực vật hoang dã từ khắp nơi trên thế giới, với đủ hình dạng, màu sắc, kích cỡ. Theo các nhà khoa học, ngân hàng hạt giống lớn nhất thế giới nằm ở vùng nông thôn phía nam London đang chạy đua với thời gian vì nhiều loài trong số đó có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà môi trường học đánh giá, ngân hàng hạt giống thiên niên kỷ này có lẽ là sáng kiến bảo tồn quan trọng nhất từ trước đến nay. Mục đích là bảo tồn các hạt giống hoang dã, ngăn ngừa nguy cơ tuyệt chủng.
Ngân hàng hạt giống nhận được hạt giống mới từ khắp nơi trên thế giới mỗi tuần và sau đó quá trình lưu trữ bắt đầu. Một khi được đông lạnh, hạt giống có thể được lưu trữ trong nhiều thập kỷ, có thể là hàng thế kỷ.
Công nghệ thu giữ khí CO2 ở các tòa nhà chọc trời New York
Tại các thành phố lớn của Mỹ, các tòa nhà cao tầng sử dụng năng lượng để sưởi ấm hoặc chạy điều hòa làm mát đã trở thành nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất. Để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, nhiều tòa nhà tại New York đang áp dụng công nghệ thu giữ CO2, lọc khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhìn từ bên ngoài, khu chung cư ở quận Manhattan giống như bất kỳ tòa nhà sang trọng nào khác ở thành phố New York, Mỹ. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tòa nhà là hệ thống thiết bị - gồm các bể chứa và ống xoắn, lắp đặt bên dưới tầng hầm có khả năng thu giữ khí carbonic, nhằm giảm lượng khí thải của tòa nhà cao 30 tầng này. Hệ thống thu giữ và lọc khí CO2 từ các nồi hơi lớn trước khi thải khí qua ống khói ra ngoài môi trường.
Ông Brian Asparro, Đơn vị cung cấp giải pháp thu giữ CO2 trong tòa nhà cho biết: "Hệ thống giúp giảm lượng khí thải CO2 từ các thiết bị sử dụng khí đốt tự nhiên, chẳng hạn như hệ thống sưởi ấm hay điều hòa nhiệt độ trong tòa nhà. Ở New York, các tòa nhà cao tầng là nguồn phát thải CO2 lớn nhất, nhiều hơn cả các phương tiện giao thông".
Nhiều tòa nhà khác ở New York đã lắp đặt các hệ thống tương tự, có khả năng thu giữ khí carbonic, đưa khí vào các bể chứa và sau đó bán cho các công ty sản xuất đồ uống có ga, xà phòng hoặc bê tông.
Bà Caire Nelson, Khoa khí hậu, Trường đại học Columbia, Mỹ cho biết: "Công nghệ thu giữ khí carbonic đã được thực hiện trong ngành dầu khí và giờ đang được ứng dụng rộng rãi hơn. Đây là bước tiến tích cực để tiến tới việc giảm phát thải khí carbonic từ các tòa nhà đô thị".
Theo quy định mới của chính quyền New York, kể từ năm 2024, các chủ sở hữu tòa nhà có diện tích trên 2.300 m2 phải thực hiện cắt giảm đáng kể lượng khí thải, nếu không sẽ bị xử phạt. Khoảng 50% số tòa nhà ở New York phải tuân thủ quy định này. Giới chuyên gia cho biết, nếu không hành động, các chủ tòa cao ốc ở New York có thể đối mặt với các khoản tiền phạt lên đến 1 triệu USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2030.
Những đồ nội thất độc đáo từ gỗ tái chế
Với mong muốn góp sức cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một nghệ sĩ người Bahrain đã nảy ra ý tưởng tạo ra những món đồ nội thất độc đáo từ gỗ tái chế. Các món đồ sau đó được anh trao tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày ngày, anh Ali Najeeb vẫn thường tìm kiếm nguồn cảm hứng sáng tạo từ những bãi phế liệu. Lớn lên trong một gia đình có nghề gỗ truyền thống, anh Najeeb được học nghề tại xưởng gỗ của ông nội. Chính niềm đam mê với nghề mộc đã khiến anh nhận ra được giá trị của những khối gỗ bị vứt bỏ.
Niềm đam mê nghệ thuật được kết hợp với mong muốn bảo vệ môi trường của anh Najeeb đã mang đến cuộc sống mới cho những mảnh gỗ vụn, từ đó truyền tải thông điệp sử dụng hiệu quả tài nguyên, chung tay bảo vệ Trái đất.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB