(ANTV) - Sáng nay (30/3), Trung Quốc đã chính thức khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, miền Nam nước này. Hội nghị năm nay đánh dấu lần đầu tiên Thủ tướng Lý Cường tham dự trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc.
Trước đó, một loạt cuộc hội thảo nhóm trong khuôn khổ Diễn đàn đã được tổ chức từ hôm 28/3. Sự kiện năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ 28 - 31/3, với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức”.
Hơn 2000 đại biểu, trong đó có lãnh đạo, quan chức các nước, học giả từ nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã tới tham dự hội nghị.
Các đại biểu năm nay tập trung thảo luận sâu về chủ đề của hội nghị và 4 module thành phần, bao gồm “Phát triển và Toàn diện”, “Hiệu quả và An ninh”, “Khu vực và Toàn cầu” cùng “Hiện tại và Tương lai”, nhằm tìm kiếm con đường phát triển trong thời kỳ hậu COVID-19 thông qua tăng cường hợp tác trong cộng đồng quốc tế.
Các chuyên gia và quan chức khu vực cũng kêu gọi nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, điều rất quan trọng đối với châu Á cũng như hòa bình và sự thịnh vượng toàn cầu, trong bối cảnh thế giới có nhiều căng thẳng và bất ổn hiện nay.
LHQ thông qua nghị quyết về vấn đề biến đổi khí hậu
Đêm qua (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
Nghị quyết được đệ trình theo sáng kiến của Vanuatu và Nhóm nòng cốt gồm 18 nước trong đó có Việt Nam.
Với tư cách Phó Chủ tịch ĐHĐ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, đã chủ trì phiên thảo luận và thông qua Nghị quyết.
Theo Nghị quyết, các nước thành viên LHQ đề nghị Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra ý kiến về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường, khi phát thải khí nhà kính của 1 số nước đã gây tác động tiêu cực tới biến đổi khí hậu của nhiều nước khác.
Với Nghị quyết này, lần đầu tiên Tòa án Công lý Quốc tế sẽ đưa ra ý kiến về mặt pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu. Việc Nghị quyết được 132/193 nước thành viên LHQ đồng bảo trợ và được thông qua bằng đồng thuận cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với vấn đề này.
Là 1 trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy quá trình xây dựng nội dung dự thảo Nghị quyết, qua đó tái khẳng định các cam kết quốc tế và đề cao vai trò của Việt Nam là 1 thành viên có trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB