(ANTV) - Những ngày này, Iraq đang kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh đã làm thay đổi mạnh mẽ quốc gia Trung Đông này. Rạng sáng 20/3/2003, Mỹ bắt đầu không kích thủ đô Baghdad của Iraq, mở màn cho chiến dịch tấn công chống lại chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein với lý do Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt không được tìm thấy, chỉ có chính quyền Tổng thống Saddam Hussein sụp đổ, còn Iraq trở thành một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và đến nay vẫn chưa thể chữa lành.
20 năm trước, chỉ trong vòng ba tuần, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein và kiểm soát các thành phố lớn của Iraq. Một chính phủ mới được lập ra, nhưng làn sóng bạo lực phe phái và các vụ đánh bom triền miên của các phần tử khủng bố đã tàn phá Iraq. Đã có lúc Iraq trở thành căn cứ của những tổ chức khủng bố như lực lượng IS.
20 năm sau cuộc tấn công, thủ đô Baghdad giờ đây rất khác. Những làn sóng bạo lực phe phái và các vụ đánh bom từng tàn phá thủ đô đã gần như biến mất.
Tuy nhiên, đất nước này vẫn còn khó khăn bởi sự đối đầu giữa các phe phái, tình trạng tham nhũng và nghèo đói. Hầu hết người dân đều bày tỏ sự thất vọng và thậm chí tuyệt vọng với những gì đang diễn ra ở đất nước họ.
Còn với nước Mỹ, cuộc chiến cách đây 20 năm vẫn là nỗi ám ảnh mỗi khi nhắc lại. Chiến tranh tại Iraq đã gây thiệt hại cho nước Mỹ hàng nghìn tỷ USD, gần 5.000 lính Mỹ đã thiệt mạng. Nhiều người Mỹ thừa nhận, đất nước họ đã mắc sai lầm khi phát động cuộc chiến vào 20 năm trước.
Mỹ giám sát nhà máy hạt nhân rò rỉ nước nhiễm phóng xạ
Một nhà máy điện hạt nhân gần thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, đã bị rò rỉ 1,5 triệu lít nước thải có chứa phóng xạ tritium từ tháng 11/2022. Chính quyền bang Minnesota, Mỹ đang giám sát chặt chẽ quá trình xử lý nước thải tại đây.
Sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ xảy ra thuộc nhà máy Monticello của Xcel Energy, công ty chuyên cung cấp năng lượng cho các bang Minnesota, North Dakota và South Dakota. Cơ quan công ích thành phố Minneapolis cho biết, phía quản lý nhà máy đã hành động nhanh chóng và sự cố không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho khu vực địa phương hoặc môi trường.
Sở Y tế Minnesota cũng tuyên bố trên trang web của mình rằng lượng nước ô nhiễm đã không chảy ra con sông ở địa phương.
Tính đến nay, những nỗ lực từ các đơn vị chuyên trách đã giúp thu hồi được khoảng 25% lượng tritium xả thải, và quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt cả năm. Hiện chưa xác định được nguyên nhân của sự cố rò rỉ này.
Trẻ em tại Malawi và Mozambique đối mặt nguy cơ mắc bệnh tả sau bão Freddy
Mức độ tàn phá và tình trạng lũ lụt do bão Freddy gây ra đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu trẻ em và gia đình ở Malawi và Mozambique, vốn đã suy yếu do hệ thống nước, chăm sóc sức khỏe và hệ thống vệ sinh không đầy đủ. Đây là cảnh báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), khi nói về ảnh hưởng của bão Freddy - một trong những cơn bão mạnh nhất đổ vào châu Phi trong thời gian qua.
Trên khắp Malawi và Mozambique, bão Freddy đã làm nhiều người thiệt mạng, tàn phá cơ sở hạ tầng và cản trở khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Tại Mozambique có gần 10.000 trường hợp bệnh tả được báo cáo.
Quốc gia này đã phải đối mặt với đợt bùng phát dịch tả kể từ tháng 9/2022, với các trường hợp mắc bệnh được xác nhận tại 35 quận trên 7 tỉnh. Trong khi đó, dịch tả đã cướp đi sinh mạng của trên 1.660 người Malawi.
Trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng có nguy cơ tử vong vì bệnh tả cao gấp 11 lần so với trẻ được nuôi dưỡng tốt, vì vậy một đợt dịch tả có thể dẫn đến việc hàng nghìn trẻ em tử vong ở các quốc gia nói trên.
Hiện, UNICEF đang khẩn trương kêu gọi tài trợ 155 triệu USD nhằm ứng phó với tác động của lũ lụt và dịch tả đối với trẻ em và các gia đình trong khu vực.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
Liên hợp quốc (LHQ) đã lấy ngày 20/3 hằng năm làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc để mọi người trân trọng và lan tỏa hạnh phúc đang có vì một thế giới hạnh phúc và tốt đẹp hơn. “Hãy quan tâm, hãy biết ơn, hãy tử tế” là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm nay, trong bối cảnh những thách thức lớn như xung đột, hậu quả của đại dịch COVID-19, tình hình biến đổi khí hậu nghiêm trọng và sự bất bình đẳng lớn trong xã hội đang tạo khoảng cách giữa con người với con người, đồng thời khiến cảm giác lo âu, căng thẳng lấn át cảm giác hạnh phúc.
Con đường xây dựng một thế giới hạnh phúc không phải lúc nào cũng bằng phẳng, có nhiều yếu tố không thể thay đổi một sớm một chiều (bạo lực, xung đột...) hay khó lường trước (thiên tai, dịch bệnh...).
Nhưng thế giới vẫn có thể hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn nhờ cách phản ứng của con người trước những khó khăn, thách thức.
Những khó khăn trong môi trường quốc tế lại giúp nêu bật và làm tỏa sáng tình yêu thương nhân loại, quan tâm lẫn nhau vì hạnh phúc của tất cả mọi người.
Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa - chia sẻ với những người kém may mắn, quan tâm, đối xử tốt với những người bất hạnh. Đó là cách thế giới đang lan tỏa hạnh phúc, xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng và bền vững cho tất cả mọi người.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB