(ANTV) - Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần qua là Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), diễn ra tại Vilnius, Litva trong hai ngày 11 và 12/7. Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Và cũng vì thế, vấn đề Ukraine không thể nằm ngoài chương trình nghị sự. Cùng với đó còn là việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên. Với những bất đồng hiện nay trong nội bộ khối, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này liệu đã tìm được tiếng nói thống nhất để đưa ra các quyết định quan trọng?
Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh lần này là thời điểm các lãnh đạo của NATO phải đưa ra các quyết định quan trọng.
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thay đổi ý định, đồng ý ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO và cho biết sẽ chuyển đề nghị phê chuẩn để quốc hội thông qua. Quyết định của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đường để NATO có thể kết nạp thành viên thứ 32 trong vài tháng tới.
Ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO phát biểu: “Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ đơn đăng ký của Thụy Điển và chuyển đề xuất này tới các nhà lập pháp Ankara để phê chuẩn. Đây là một bước đi lịch sử giúp tất cả các đồng minh NATO mạnh mẽ hơn và an toàn hơn.”
PGS.TS Đinh Công Tuấn, Chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng: Việc kết nạp Thụy Điển vào NATO sẽ phá vỡ cấu trúc an ninh của Châu Âu. Thứ nhất nó làm cho biên giới các nước NATO đối với Nga ngày càng mở rộng. Nếu kết nạp Thụy Điển vào thì giữa Phần Lan và Thụy Điển có 1 biên giới kéo dài từ Bắc Băng Dương tới biển Baltic và đe dọa sườn phía bắc của Nga. Toàn bộ không gian ấy được đánh giá như một cái hồ của NATO. Đặc biệt với 1 diện tích 6 quốc gia trên bộ, 1 quốc gia trên biển thì NATO sẽ bố trí các lực lượng quân sự áp sát biên giới Nga. Thì tôi cho rằng sẽ rất căng thẳng và phá vỡ cấu trúc an ninh trong khu vực này.
Bán đảo Kola nằm ở Đông Bắc Na Uy và Phần Lan. Nơi đây Nga đã đặt rất nhiều cơ sở quân sự. Đây lại là nơi biên giới sát với NATO và NATO cũng đặt các vũ khí hạng nặng ở đây. Do đó tôi cho rằng sẽ tạo ra một môi trường rất bất ổn định.
Khác với trường hợp Thụy Điển, NATO còn nhiều tranh cãi trong nội bộ liên minh xung quanh mong muốn gia nhập liên minh của Ukraine. Trên thực tế, không quốc gia NATO nào công khai phản đối việc Ukraine có thể trở thành thành viên liên minh trong tương lai, nhưng thủ tục và thời gian cho tiến trình này không được làm rõ tại hội nghị ở Litva.
Tuy nhiên, đổi lại, trong khi chờ đợi thời điểm thuận lợi để Ukraine gia nhập liên minh quân sự, Mỹ và các đồng minh đã công bố các đảm bảo an ninh mới cho quốc gia Đông Âu này. Theo đó, nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Italia và Anh đã đưa ra một sáng kiến đa phương nhằm đảm bảo an ninh lâu dài cho Kiev, với mục đích tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine. Sáng kiến này bao gồm việc cung cấp các thiết bị quân sự tiên tiến, trong đó có cả máy bay chiến đấu, phát triển công nghệ quốc phòng, đào tạo, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh mạng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Tôi cho rằng, đây là tuyên bố mạnh mẽ, một tuyên bố cực kỳ mạnh mẽ về cam kết đối với Ukraine nhằm giúp Ukraine tăng cường an ninh, xây dựng lại tương lai. Chúng tôi sẽ sát cánh cùngUkraine đến khi nào có thể”.
PGS.TS Đinh Công Tuấn nhấn mạnh: Hội nghị đã đưa ra một thông cáo chung là không kết nạp NATO và cũng không ấn định thời gian. Nhưng có nhượng bộ ở chuyện là từ cái 2 bước, thì bỏ bước 1, nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu NATO đặt ra. Các nước NATO cũng đưa ra một điểm có lợi cho Ukraine đó là xây dựng kế hoạch hành động giữa NATO và Ukraine đó là tăng cường cung cấp vũ khí và tài chính cho Ukraine, không phải ngày 1 ngày 2 mà lâu dài. Điều này gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và NATO và Nga Ukraine. Không chỉ NATO mà các nước G7 cũng đưa ra sự cam kết mạnh mẽ hơn với Ukraine. Do đó tôi cho rằng cuộc chiến này sẽ không có hồi kết và tiếp tục leo thang. Và nếu không bớt đi những cái đầu nóng thì có khả năng sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá Hội nghị Thượng đỉnh NATO đã cung cấp cho Ukraine một nền tảng an ninh chưa từng đạt được trước đây và đưa nước này vào con đường trở thành thành viên của liên minh này. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, sẽ là lý tưởng nếu Kiev nhận được lời mời tham gia liên minh quân sự phương Tây này.
Trong khi đó, Nga đã ra tuyên bố chỉ trích Hội nghị Thượng đỉnh NATO, cho rằng, liên minh phương Tây này đang quay trở lại các kế hoạch Chiến tranh Lạnh. Bộ Ngoại giao Nga cũng cảnh báo, nước này sẵn sàng đáp trả các mối đe dọa bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết.
Sự hiện diện của các nhà lãnh đạo 4 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11 và 12/7 cho thấy bên cạnh Ukraine, NATO còn quan tâm các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang muốn “vươn vòi” sang châu Á. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao các nước châu Âu và Bắc Mỹ lại quan tâm tới một khu vực cách nửa vòng trái đất?
Cuộc chiến ở Ukraine đã đưa các thành viên của liên minh quân sự lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn dắt xích lại gần nhau hơn bất cứ lúc nào kể từ Chiến tranh Lạnh. Một trong những vấn đề đáng chú ý tại sự kiện năm nay là chủ đề về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần đầu tiên được đưa vào thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh.
PGS.TS Đinh Công Tuấn, Chuyên gia bình luận quốc tế cho biết thêm: NATO thành lập năm 1949 với mục tiêu là phòng ngự tạo thế đối đầu với khối Liên Xô Đông ÂU. Thế nhưng 1991, Liên xô Đông Âu sụp đổ, khối quân sự đối đầu là Vacxava giải tán, đáng lẽ ra NATO phải giải tán, thế nhưng NATO vẫn duy trì. Bây giờ không chỉ là phòng ngự mà đã chuyển sang tấn công và can dự. Đó là 10 năm vừa qua NATO đã can dự vào các khu vực như Trung Đông Bắc Phi. Hội nghị lần này họ còn đưa vào nghị quyết về ảnh hưởng của NATO ở Châu Á, TBD. Như vậy các điểm nóng nhất đều có sự can dự của NATO.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Nga và Trung Quốc sẽ không hoan nghênh mối quan tâm này. Trung Quốc đã chỉ trích văn phòng liên lạc NATO được đề xuất ở Tokyo là một nỗ lực “gây bất hòa cho khu vực”.
Tuy nhiên, cả bốn quốc gia đối tác châu Á - Thái Bình Dương của NATO dường như đều chung suy nghĩa rằng: họ mong đợi sẽ có thêm đối trọng để cân bằng cán cân so sánh lực lượng khu vực.
Nhân dịp này, NATO đã nhất trí tiến hành hàng loạt bước đi để củng cố sức mạnh răn đe của khối. Ngoài việc triển khai 8 nhóm tác chiến cấp lữ đoàn tại sườn phía Đông, tăng gấp đôi so với thời điểm trước xung đột Ukraine, NATO sẽ mở rộng hiện diện quân sự bằng cách tăng cường tập trận, nâng cao năng lực triển khai lực lượng tiếp viện cho khu vực. Các nước NATO tái khẳng định cam kết tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong nhiều trường hợp cao hơn.
Có thể thấy, NATO đã đạt được một số quyết định quan trọng tại hội nghị, song vẫn còn hàng loạt bài toán khó chưa có lời giải bởi những yếu tố khó lường tiềm ẩn xung quanh vấn đề Ukraine hay việc mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài các chương trình hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác hiện có, còn quá sớm để hình dung NATO sẽ hiện diện trong khu vực như thế nào.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB