(ANTV) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra thảm họa sinh học tại thủ đô Kha-tum sau khi một trong những bên tham gia giao tranh tại Sudan chiếm quyền kiểm soát Phòng thí nghiệm y tế quốc gia- nơi lưu giữ mầm bệnh sởi và bệnh tả.
Một quan chức của WHO cho biết toàn bộ nhân viên kỹ thuật đã bị đuổi khỏi phòng thí nghiệm. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là việc đảm bảo các vật liệu sinh học và vật chất sẵn có trong phòng thí nghiệm được cất giữ an toàn. Ông từ chối cho biết lực lượng nào chiếm giữ phòng thí nghiệm.
Giao tranh giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) nổ ra từ ngày 15/4 đến nay đã khiến nhiều khu vực dân cư thành vùng chiến sự, cướp đi sinh mạng của ít nhất 459 người và trên 4.000 người bị thương.
Cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nhiều khu vực trầm trọng hơn do cuộc sống ở những nơi này thường phụ thuộc vào hàng viện trợ, thì nay còn không có cả điện, nước sinh hoạt.
Nhiều nước đã nhanh chóng sơ tán nhân viên đại sứ quán và công dân ra khỏi Sudan.
Hội đàm 4 bên thảo luận về tình hình Syria
Ngày 25/4, tại thủ đô Moskva của Nga, đã diễn ra cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng 4 nước Nga, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ về các biện pháp nhằm tăng cường an ninh và chống khủng bố tại Syria.
Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ tại cuộc hội đàm, các bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận về các bước đi thực tế nhằm tăng cường an ninh ở Syria và bình thường hóa quan hệ Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc thảo luận đặc biệt tập trung vào các biện pháp nhằm ứng phó với mối đe dọa khủng bố và cuộc chiến chống các nhóm cực đoan ở quốc gia Trung Đông này.
Các bên tái khẳng định cam kết ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và nhất trí rằng cần phải tăng cường các nỗ lực để tạo điều kiện cho người tị nạn Syria hồi hương.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các bộ trưởng quốc phòng ghi nhận tính xây dựng của định dạng đối thoại này và nhấn mạnh rằng cần tiếp tục xúc tiến các cuộc đối thoại tương tự vì lợi ích của việc ổn định hơn nữa tình hình ở Syria nói riêng và khu vực nói chung.
Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế 130% với một số mặt hàng ngũ cốc nhập khẩu
Theo một quyết định của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đăng trên công báo ngày 25/4, nước này sẽ chính thức áp thuế nhập khẩu 130% đối với một số mặt hàng ngũ cốc, trong đó có lúa mì và ngô từ ngày 1/5 tới.
Chính sách đánh thuế nói trên được Ankara đưa ra sau khi một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tuần trước tuyên bố cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Tuy nhiên, một số ý kiến trong giới thương gia cho rằng động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội mang tính bước ngoặt vào ngày 14/5 tới. Vụ thu hoạch lúa mì và lúa mạch của Thổ Nhĩ Kỳ thường bắt đầu vào tháng 5.
Trước thềm bầu cử, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng đã công bố nhiều dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB