(ANTV) - Sau khi chính quyền Taliban ban hành lệnh cấm đến trường đối với nữ sinh các cấp, các em học sinh và sinh viên nữ ở Afghanistan hầu như cảm thấy bế tắc trước một tương lai tăm tối. Tuy nhiên, nhiều em trong số họ vẫn chưa có ý định từ bỏ nỗ lực học tập và ước mơ được đến trường.
Hiện tại, giáo dục trực tuyến đang trở thành cơ hội cuối cùng đối với các nữ sinh Afghanistan để các em được tiếp cận với nguồn tri thức, song con đường đó cũng chưa bao giờ là dễ dàng và còn rất nhiều chông gai phía trước.
Tại một căn nhà nhỏ ở thủ đô Kabul, Sofia đăng nhập vào nền tảng trực tuyến để tham gia khóa học tiếng Anh, do một viện giáo dục phát triển tổ chức nhằm hỗ trợ nữ giới Afghanistan. Cô là một trong số những nữ sinh Afghanistan tìm đến giáo dục trực tuyến sau khi bị Taliban cấm đến trường.
Chị Sofia, 22 tuổi, chia sẻ: Trong hoàn cảnh bị cấm đoán hiện nay, học trực tuyến là cơ hội duy nhất để phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan được tiếp tục học hành. Đây là ước mơ của tôi. Mục tiêu của tôi là hoàn thành việc học dù có chuyện gì xảy ra.
Viện dẫn các vấn đề liên quan đến trang phục Hồi giáo, Taliban đã đóng cửa tất cả các trường trung học dành cho nữ sinh, cấm họ vào các trường đại học và ngăn hầu hết phụ nữ làm việc tại các tổ chức phi chính phủ. Song một trong những thay đổi nổi bật nhất kể từ khi Taliban nắm quyền lần đầu tiên từ năm 1996 đến năm 2001 là sự bùng nổ của Internet.
Chính quyền Taliban đã cho phép các cô gái học riêng tại nhà và không có động thái cấm Internet - thứ mà các quan chức sử dụng để đưa ra những thông báo quan trọng trên mạng xã hội.
Bà Anita Sherzad, Nhà sáng lập Học viện Rumi cho biết: Hiện tại học trực tuyến là lựa chọn duy nhất của các cô gái Afghanistan, điều này có thể rất hữu ích và có giá trị đối với họ. Tôi cảm thấy rất vui khi nhận được hàng chục tin nhắn đánh giá cao từ các cô gái này.
Chị Sana, 24 tuổi, Giáo viên Học viện Rumi cho rằng, khi các cô gái và phụ nữ trẻ ở Afghanistan trải qua thời kỳ khủng khiếp, Học viện Rumi thực sự đã mang đến ánh sáng rực rỡ trong những ngày u ám của họ. Rõ ràng là nếu bạn muốn thực hiện một điều gì đó quan trọng, bạn phải mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Việc dạy học cũng là một sự mạo hiểm và nhiều rủi ro đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn muốn được tiếp tục.
Mặc dù vậy, nhiều người dân, nhất là phụ nữ, vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ cắt điện, đến tốc độ Internet chậm đến mức tê liệt, cùng với chi phí máy tính và wifi ở một quốc gia nơi có 97% người dân sống trong nghèo đói.
Học viện Rumi, nơi Sofia theo học, cho biết số lượng nữ sinh đăng ký các chương trình trực tuyến đã tăng từ 50 lên 500 sau khi Taliban tiếp quản năm 2021. Tuy nhiên, nhà trường đã phải từ chối nhiều ứng viên do không đủ kinh phí để trả thêm cho giáo viên và cung cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ để họ có thể giảng dạy trực tuyến.
Bà Anita Sherzad cho biết thêm, mối lo lớn nhất của chúng tôi hiện nay là việc học trực tuyến bị gián đoạn bởi tình trạng mất điện và đường truyền internet không ổn định. Nếu một ngày nào đó, Afghanistan bị mất hoàn toàn điện và internet, đó sẽ là vấn đề lớn với chúng tôi.
Ookla – cơ quan tổng hợp tốc độ Internet toàn cầu, có trụ sở tại Seattle – đã xếp hạng tốc độ Internet di động của Afghanistan ở mức chậm nhất trong số 137 quốc gia và Internet cố định của nước này chậm thứ hai trong số 180 quốc gia. Trong bối cảnh đó, một số người Afghanistan đã kêu gọi Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk ra mắt dịch vụ Internet vệ tinh Starlink ở Afghanistan, như họ đã thực hiện ở Ukraine và Iran. Họ còn đăng yêu cầu trợ giúp trên trang Twitter do ông sở hữu.
Người phát ngôn của SpaceX hiện chưa trả lời các yêu cầu bình luận về vấn đề trên. Trong khi đó, các trường học trực tuyến đang cố gắng điều chỉnh giờ học để phù hợp với hoàn cảnh của học sinh Afghanistan. Tổ chức phi lợi nhuận Learn Afghanistan - nhóm điều hành một số trường học cộng đồng, trong đó một số giáo viên điều hành các lớp học trực tuyến - cũng cung cấp chương trình giảng dạy miễn phí bằng các ngôn ngữ chính của Afghanistan.
Còn đối với những sinh viên như Sofia, cô cho biết phụ nữ Afghanistan đã quen với các vấn đề tương tự trong nhiều năm chiến tranh và họ sẽ kiên trì dù có chuyện gì xảy ra.
Chị Sofia, 22 tuổi, Nữ sinh Afghanistan chia sẻ: “Chúng tôi phải hy vọng, bởi sau đêm tối sẽ là ánh nắng ngập tràn. Chúng tôi sẽ tiếp tục ước mơ và không bao giờ từ bỏ.”
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Bồ Đào Nha
Đại dịch COVID-19, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, cũng như tình hình xung đột tại Ukraine đã giáng một đòn mạnh vào cuộc sống của người dân trên khắp thế giới.
Nhằm giúp người dân giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt, Chính phủ Bồ Đào Nha đã đưa ra biện pháp mới đó là loại bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số các mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, biện pháp mới được đưa ra được đánh giá là không mấy lạc quan.
Chính phủ Bồ Đào Nha đã công bố danh sách 44 mặt hàng thiết yếu, bao gồm sữa, bánh mì, gạo, cà chua và một số loại thịt, cá có thuế VAT 6% sẽ tạm thời bị loại bỏ. Tuy nhiên, người dân quốc gia này cũng chỉ lựa chọn mua sắm tại một chợ thực phẩm ở khu phố Benfica để tiết kiệm tiền.
Bà Teresa Peres, Người dân Bồ Đào Nha chia sẻ:“Từ tuần này sang tuần khác giá cả tăng lên và mọi thứ thực sự đắt đỏ hơn, rất khó để chúng tôi có được thứ mình cần. Chúng tôi đang mua với số lượng ít hơn.”
Anh Antonio Brito, người bán trái cây cho biết: “Giá cả leo thang đã ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều, lượng khách hàng giảm vì họ phải cân nhắc từng mặt hàng cần mua với số tiền ít ỏi họ có.”
Ngoài chính sách loại bỏ thuế VAT, chính phủ cũng đã tăng trợ cấp cho các gia đình nghèo để giải quyết khó khăn cho khoảng 10 triệu người.
Lạm phát của Bồ Đào Nha giảm nhẹ xuống 8,2% so với cùng kỳ trong tháng 2, nhưng giá thực phẩm chưa qua chế biến, chẳng hạn như trái cây và rau quả, tăng 20,11%. Chi phí sinh hoạt tăng cao đã gây ra làn sóng phản đối ở Bồ Đào Nha và rộng hơn là ở châu Âu.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB