(ANTV) - Ngày 11/6, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết, nước này sẽ không mất cảnh giác mặc dù khoảng thời gian phóng vệ tinh dự kiến của Triều Tiên đã hết, vì Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ phóng bất cứ lúc nào.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thông báo mở rộng cảnh báo cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặt hệ thống này ở trạng thái “báo động” cùng việc giữ nguyên cam kết sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào từ Triều Tiên, nếu đe dọa tới lãnh thổ Nhật Bản.
Trước đó, Triều Tiên đã ấn định khoảng thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 11/6 để tiến hành một vụ phóng tên lửa vũ trụ mang theo vệ tinh. Nước này đã phóng tên lửa vào ngày đầu tiên của thời gian dự kiến, nhưng vụ phóng đã thất bại khi tên lửa rơi xuống Hoàng Hải.
Vào thời điểm đó, Triều Tiên thừa nhận vụ phóng thất bại do trục trặc động cơ và cho biết sẽ thử lại ngay khi có thể. Các quan chức Hàn Quốc cảnh báo rằng vụ phóng thứ hai vẫn có thể xảy ra trong khoảng thời gian trên.
Ba Lan khẳng định không liên quan đến các vụ nổ đường ống dẫn khí
Các nhà điều tra Đức đang xem xét bằng chứng cho thấy nhóm phá hoại đã sử dụng Ba Lan làm căn cứ điều hành để cho nổ tung các đường ống Dòng chảy phương Bắc vận chuyển khí đốt của Nga qua Biển Baltic. Phản ứng trước động thái trên của Đức, người phát ngôn của bộ trưởng điều phối các cơ quan đặc biệt của Ba Lan khẳng định Ba Lan không liên quan đến các vụ nổ tại 2 đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc từ Nga tới châu Âu.
Trước đó, vào tháng 9/2022, đã xảy ra một vài vụ nổ nhằm vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc trên Biển Baltic. Sau đó, các chuyên gia đã phát hiện 4 vị trí rò rỉ trên hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2.
Trong số này, hai vị trí nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và hai vị trí nằm trong EEZ của Đan Mạch. Các nước phương Tây và Nga đã đổ lỗi lẫn nhau về các vụ nổ. Tuy nhiên, các cuộc điều tra do chính quyền Thụy Điển, Đan Mạch và Đức thực hiện đến nay vẫn chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào dù cho rằng đây là hành động "có chủ đích".
Ngày 27/3, Nga đã thất bại trong việc thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các vụ nổ trên.
Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng 7 nếu cần thiết
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 13-14/6 tới để các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian đánh giá tác động kinh tế của các đợt tăng lãi suất hiện tại và biến động trong ngành ngân hàng gần đây.
OFF: Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vẫn có quan điểm khác nhau, với một nhóm thiểu số vẫn thúc đẩy đợt tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp để chống lạm phát - hiện vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của Fed. Fed đã tăng lãi suất thêm 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, lên mức 5-5,25%.
Các quan chức cấp cao bao gồm Chủ tịch Fed Jerome Powell đã chỉ ra rằng họ có thể bỏ phiếu để giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp của Fed, đồng thời để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng Bảy nếu cần thiết. Các dữ liệu mới đây mô tả một bức tranh kinh tế sáng tối đan xen, với tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động thắt chặt và lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB