(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Vilnius (Litva) đã kết thúc với nhiều quyết định quan trọng, trong đó có việc đạt được cam kết về triển vọng gia nhập liên minh của Ukraine. Trong khuôn khổ hội nghị, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cũng công bố một cơ chế khung quốc tế, mở đường cho việc đảm bảo an ninh dài hạn để tăng cường năng lực quốc phòng cho Ukraine.
Trong tuyên bố chung, các nước G7 cho hay cơ chế khung bao gồm hỗ trợ trên nhiều khía cạnh, trong đó có hỗ trợ các thiết bị quân sự tiên tiến, phát triển công nghệ quốc phòng, công tác huấn luyện, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh mạng. Một số quốc gia khác ngoài G7 cũng tham gia khuôn khổ này. Đổi lại, Ukraine cam kết cải thiện công tác quản trị, đặc biệt thông qua cải cách tư pháp và kinh tế, cũng như tăng cường tính minh bạch.
G7 cũng nêu rõ sẽ triển khai các cuộc đàm phán với Ukraine để hợp thức hóa sự hỗ trợ lâu dài dành cho Kiev, thông qua các cam kết an ninh song phương và các thỏa thuận đi kèm với cơ chế đa phương này, phù hợp với các yêu cầu luật pháp và hiến pháp của mỗi nước. Tuyên bố nêu rõ các nước G7 sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với Ukraine ngay lập tức.
Phản ứng trước các quyết định này, người phát ngôn Điện Kremlin gọi động thái của G7 là sai định hướng, và rằng việc đưa ra các đảm bảo an ninh cho Ukraine có thể rất nguy hiểm cho các nước phương Tây và gây nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kế hoạch phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển
Trong khuôn khổ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã có quyết định phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, ông sẽ chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội nước này để tiến hành biểu quyết thông qua ngay khi các nhà lập pháp nhóm họp trở lại vào ngày 1/10 tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva, Tổng thống Erdogan cho biết, đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển sẽ không được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn trước tháng 10 tới, do Quốc hội nước này đang trong kỳ nghỉ mùa Hè. Tuy nhiên, ông hy vọng các nghị sĩ sẽ nhanh chóng bỏ phiếu thông qua vấn đề này ngay sau khi Quốc hội nhóm họp trở lại.
Bên cạnh đó, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh, Stockholm sẽ cung cấp cho Ankara lộ trình về các bước mà nước này sẽ thực hiện để đối phó với khủng bố. Ông Erdogan cũng cho biết thêm, theo thỏa thuận mới giữa hai nước, một cơ chế an ninh song phương sẽ được thiết lập ở cấp bộ trưởng, và hai nước sẽ tăng cường hợp tác và phối hợp trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố.
Ngoài ra, Thụy Điển cũng sẽ tích cực ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại hóa liên minh hải quan, tự do hóa thị thực cũng như tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB