(ANTV) - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức có thành viên thứ 31 là Phần Lan bắt đầu từ ngày hôm nay (4/4). Như vậy, Hội nghị Ngoại trưởng của NATO lần này là một dấu mốc lịch sử quan trọng đối với an ninh của Phần Lan, khu vực Bắc Âu và cả NATO - khi củng cố an ninh và sức mạnh cho khối quân sự này.
Đây cũng là một cột mốc đối với cấu trúc an ninh châu Âu, một trong những biến động địa chính trị lớn nhất tại châu lục này trong nhiều thập kỷ qua.
Tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan diễn ra khá nhanh chóng, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn lịch sử là hơn 10 tháng, kể từ khi Phần Lan chính thức nộp đơn xin làm thành viên NATO vào tháng 5/2022, chấm dứt hơn 7 thập kỷ duy trì chính sách trung lập của nước này.
Ngày 4/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố liên minh quân sự này sẽ không triển khai bất kỳ binh sĩ nào ở Phần Lan nếu không có sự đồng thuận của nước sở tại.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng: Đó là quyết định của Phần Lan, sẽ không có binh sĩ nào của NATO ở Phần Lan nếu không có sự đồng ý của nước này. Phần Lan sẽ đưa ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến và có khả năng vượt trội đến với NATO.
Ông Stoltenberg nêu rõ, khi Phần Lan gia nhập liên minh, nước này sẽ được bảo vệ bởi Điều 5 của Hiệp ước Washington, theo đó quy định về an ninh tập thể của tất cả các nước thành viên NATO trước một cuộc xâm lược quân sự. Do đó, Phần Lan sẽ nhận được sự đảm bảo an ninh chắc chắn.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng việc kết nạp Thụy Điển vào NATO vẫn là ưu tiên hàng đầu của Brussels.
Trong khi đó, về phía Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng việc Phần Lan gia nhập NATO và việc liên minh quân sự này tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu đã làm tăng nguy cơ xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bày tỏ: Việc Phần Lan gia nhập liên minh quân sự NATO và động thái của NATO nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ đã làm tăng nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”.
Điện Kremlin cũng đã tuyên bố sẽ buộc phải thực hiện "các biện pháp đáp trả" để đảm bảo an ninh của Nga trước việc Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cũng trong hôm nay, Nga và Belarus cho biết các binh sĩ Belarus đã bắt đầu khóa huấn luyện sử dụng hệ thống tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga sau quyết định của Tổng thống Vladimir Putin triển khai vũ khí chiến thuật này trên lãnh thổ Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nêu rõ: Một hệ thống tên lửa tác chiến Iskander-M đã được chuyển giao cho lực lượng Belarus. Vào ngày 3/4, các đơn vị Belarus đã bắt đầu khóa huấn luyện cách sử dụng. Họ sẽ trải qua một quá trình huấn luyện toàn diện tại một trong những cơ sở huấn luyện của lực lượng vũ trang Nga. Tuy nhiên, bộ này không đề cập khóa huấn luyện sẽ kéo dài bao lâu.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 25/3, tuyên bố ông sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước đồng minh của Nga, một động thái bị chỉ trích rộng rãi.
Thông báo của ông Putin làm dấy lên lo ngại về xung đột hạt nhân, nhưng các chuyên gia và chính phủ cho rằng động thái này khó có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB