(ANTV) - Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel-Fattah Burhan, người nắm quyền điều hành sau cuộc đảo chính quân sự ở nước này, đã ra quyết định trả tự do 4 bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Abdalla Hamdok bị bắt giữ hôm 25/10.
Các quan chức được trả tự do gồm Bộ trưởng Truyền thông, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bộ trưởng Thanh niên và thể thao và Bộ trưởng Thông tin.
Trong một diễn biến liên quan, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Sudan và cũng là người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất ở Sudan, ông Volker Perthes, đang dẫn đầu các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo các lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng Tự do và thay đổi (FFC), một liên minh dân sự, nhằm đạt thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng.
Trong khi đó, Mỹ cho biết đã hối thúc quân đội lập tức trả tự do cho toàn bộ các nhân vật chính trị bị bắt giữ hôm 25/10, nối lại đối thoại nhằm đưa ông Abdalla Hamdok trở lại vị trí thủ tướng và khôi phục chính quyền dân sự tại Sudan nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại quốc gia Bắc Phi này.
Hội nghị COP26: Một số nước không tham gia cam kết toàn cầu về loại bỏ điện than
Indonesia, Ba Lan, Việt Nam và nhiều nước khác ngày 4/11 đã cam kết sẽ chấm dứt việc sử dụng điện được sản xuất từ than và ngừng xây dựng các nhà máy điện than. Nhưng thỏa thuận này tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) lại không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước tiêu thụ than hàng đầu khác.
Các bên tham gia ký thỏa thuận COP26 đã nhất trí loại bỏ việc sản xuất điện từ than vào những năm 2030 ở các nước giàu và những năm 2040 tại các nước nghèo hơn. Phần lớn các nước cũng cam kết tránh đầu tư vào các nhà máy than mới ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhiều nước phụ thuộc vào than nhất thế giới lại “vắng mặt” trong cam kết đẩy loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất này lùi vào quá khứ. Trung Quốc chiếm khoảng 54,3% lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2020, trong khi con số này của Ấn Độ là 11,6%, và của Mỹ, cũng là một nước không tham gia vào thỏa thuận trên, là 6,1%.
Các cam kết đưa ra trong thỏa thuận COP26 không có tính ràng buộc, và nhiều bên ký kết cũng cho biết họ sẽ không thể loại bỏ than nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ các nước khác.
Bên cạnh đó, thỏa thuận COP26 chỉ nhắm đến việc sản xuất điện từ than, mà không bao gồm việc sử dụng loại nhiên liệu này trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững
Ngày 5/11, Trung Quốc đã phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học Trái Đất, mang tên Quảng Mục vào không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 6 vào lúc 10h9 (giờ Bắc Kinh) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Vệ tinh đã đi vào quỹ đạo như kế hoạch.
Trung tâm phóng vệ tinh cho biết đây là nhiệm vụ bay thứ 395 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.
Vệ tinh SDGSAT-1 do Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển và là vệ tinh khoa học vũ trụ đầu tiên trên thế giới phục vụ Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.
Vệ tinh có 3 thiết bị quang học có thể cung cấp dữ liệu quan sát vũ trụ để theo dõi, đánh giá và nghiên cứu tương tác giữa con người và thiên nhiên và phát triển bền vững.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB