Thứ Sáu, 01/11/2024 17:37 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Chiến dịch gây quỹ đào giếng chống khô hạn ở Senegal

BT

(ANTV) -Senegal được đánh giá là 1 trong những quốc gia ổn định nhất ở châu Phi. Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ là về mặt chính trị. Nằm ở khu vực Dải Sahel, nơi chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Senegal nhiều năm qua đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán, sa mạc hóa, kéo theo đó là khan hiếm nguồn nước và đói nghèo. Trong bối cảnh đó, một nhà hoạt động xã hội nước này đã thúc đẩy chiến dịch gây quỹ, kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ giúp người dân sinh sống ở những khu vực khan hiếm nước đào giếng ngầm.

Senegal được đánh giá là 1 trong những quốc gia ổn định nhất ở châu Phi. Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ là về mặt chính trị. Nằm ở khu vực Dải Sahel, nơi chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Senegal nhiều năm qua đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán, sa mạc hóa, kéo theo đó là khan hiếm nguồn nước và đói nghèo.

Trong bối cảnh đó, một nhà hoạt động xã hội nước này đã thúc đẩy chiến dịch gây quỹ, kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ giúp người dân sinh sống ở những khu vực khan hiếm nước đào giếng ngầm.

Tại nhiều ngôi làng ở phía Bắc Senegal, đặc biệt vào thời điểm này trong năm, nguồn nước vô cùng khan hiếm, hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tình hình nghiêm trọng đến mức họ thường xuyên phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: làm dịu cơn khát hay để dành nước cho gia súc và tưới tiêu?

Bà Omou Drame, người dân làng Tata Bathily, Senegal cho biết: Nước vô cùng khan hiếm. Chúng tôi khát mà không dám uống, cũng không tắm, không giặt quần áo. Chúng tôi phải chăn nuôi gia súc, không cho chúng uống nước thì chúng sẽ chết. Trẻ con cũng cần uống nước. Đêm mất ngủ, sáng sớm tôi còn phải bỏ con ở nhà để đi tìm nước suốt cả ngày.

Anh Aladje Drame, người dân làng Tata Bathily, Senegal bày tỏ: Nếu có nước thường xuyên thì tôi có thể trồng rau, trồng tiêu hay bắp cải. Như thế cũng đủ nuôi sống gia đình, còn đỡ mệt hơn là phải gánh những thùng nước nặng nề trong cái nóng khắc nghiệt này.

Anh Mamadou Diakhaté, Nhà hoạt động xã hội cho biết: Hiện có rất nhiều ngôi làng khan hiếm nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ phải đi bộ 7-8 cây số chỉ để lấy nước. Tôi nghĩ cần phải làm gì đó giúp họ.

Vốn là nhà hoạt động xã hội tích cực, với việc gây quỹ cho các dự án cải tạo trường học, anh Mamadou Diakhaté quyết định áp dụng cách làm tương tự để giúp khắc phục tình trạng thiếu nước. Thông qua Internet và mạng xã hội, anh kêu gọi cộng đồng chung tay quyên góp đào các giếng ngầm, tận dụng nguồn nước dưới lòng đất.

Từ năm 2020 đến nay, nhóm của Diakhaté đã xây dựng được hơn 50 giếng nước hỗ trợ người dân, và hiện đang hoàn thiện 9 công trình khác.

Anh Mamadou Diakhaté, Nhà hoạt động xã hội cho biết thêm: Chúng tôi chỉ gây quỹ qua Internet nhưng đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng... Có người muốn tặng vật liệu xây dựng, có người muốn cùng tham gia gây quỹ, chúng tôi hoan nghênh mọi hình thức hỗ trợ. Chúng tôi cũng cố gắng cập nhật tiến độ dự án 2 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần. Ví dụ như hôm nay đã đào sâu được 5 hay 10 mét.

Ourou Amady Bagga là 1 trong những ngôi làng đầu tiên hưởng lợi từ chiến dịch gây quỹ. Có giếng mới, người dân giờ đây đã có đủ nước cho sinh hoạt và tưới tiêu. Họ cũng hy vọng hoạt động canh tác nông nghiệp sẽ sớm trở lại bình thường, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Theo ông Yoro Boubou Ba, Trưởng làng Ourou Amady Bagga: Giếng nước nhỏ của chúng tôi trước đây chỉ đủ cho mọi người uống. Chúng tôi cần có nguồn nước khác để trồng trọt... Giờ đây có nhiều nước hơn, chúng tôi có thể làm việc nuôi sống bản thân, thậm chí đem bán phần rau còn thừa.

Theo Liên Hợp Quốc, cùng với sự nóng lên toàn cầu, tình trạng hạn hán đã xuất hiện thường xuyên hơn với tỷ lệ 29% từ đầu thế kỷ 21. Nạn chặt phá rừng, sa mạc hóa khiến các khu vực ôn đới trước đây ngày càng khô hạn. Hạn hán còn được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, nhóm của Diakhaté kỳ vọng có thể đẩy nhanh dự án đào giếng, cũng như chờ đợi các sáng kiến nước sạch khác được triển khai.

Anh Mamadou Diakhaté cho rằng: Việc gây quỹ cần rất nhiều thời gian, trong khi những ngôi làng thiếu nước vẫn đang chờ đợi và hy vọng. Do đó cần đẩy nhanh huy động vốn để thực hiện dự án 1 cách hiệu quả nhất... Tôi tin rằng trong những năm tới sẽ có thêm nhiều dự án và sáng kiến hữu ích khác được triển khai. Còn chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện phần việc của mình và hỗ trợ các cộng đồng địa phương có một cuộc sống tốt hơn.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu Đại học Pepperdine, bang California, Mỹ, dù hiện tại chỉ chiếm 0,1% thị trường toàn cầu, song các chiến dịch gây quỹ cho cộng đồng châu Phi ở khu vực cận Sahara có thể đạt tới 2,5 tỷ USD vào năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm