Thứ Sáu, 01/11/2024 13:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Bồ câu đưa thư vẫn được Cảnh sát Ấn Độ sử dụng

(ANTV) - Trước đây, bồ câu đưa thư là một trong những phương thức liên lạc chính của con người. Tuy nhiên, từ khi khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng bồ câu đưa thư đã không còn phổ biến. Mặc dù vậy, tại Ấn Độ, bên cạnh việc trao đổi thông tin hàng ngày qua máy tính hay điện thoại, cảnh sát bang Odisha của nước này vẫn duy trì phương thức sử dụng bồ câu đưa thư.

Trong một đồn cảnh sát ở Cuttack, bang Odisha, Ấn Độ, hơn 100 con chim bồ câu dẫn đường của Bỉ đang được nuôi dưỡng và huấn luyện để đưa thư trong trường hợp tất cả các hình thức liên lạc khác đều thất bại. Được phát triển từ thời còn là thuộc địa của Anh, cảnh sát Odisha, Ấn Độ giữ lại phương thức liên lạc trên là vì giá trị di sản của chúng và muốn bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai.

Ông Satish Kumar Gajbhiye – Cảnh sát trưởng thành phố Cuttack, Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi đã dùng chim bồ cầu đưa thư từ năm 1946 và cách làm này về cơ bản dùng để liên lạc từ đồn cảnh sát này sang đồn cảnh sát khác. Giờ chúng tôi lưu giữ nó như một di sản, một nghi thức với chúng tôi."

Ông Anil Dhir – Nhà nghiên cứu lịch sử chia sẻ: “Nếu phương thức này được sử dụng lại, nó sẽ vẫn hiệu quả như khoảng 50 năm trước. Nếu một ngày nào đó, mọi phương thức liên lạc bị hỏng hay gián đoạn, bồ câu đưa thư cũng không bao giờ bị lỗi.”

Với tốc độ bay 55km/h cùng tầm bay lên tới 800km, bồ câu có thể mang theo các tin nhắn được viết trên các mảnh giấy nhẹ. Phương thức liên lạc trên đã tỏ ra đặc biệt hiệu quả vào năm 1999 khi một trận bão lớn đã phá hủy toàn bộ đường dây viễn thông tại bang Odisha.

Nhật Bản phát triển ứng dụng phát hiện cơn đau của mèo

Ở Nhật Bản, mèo được coi là vật may mắn và chủ nhân của những con vật cưng nổi tiếng này sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho việc chăm sóc chúng. Một công ty công nghệ và trường đại học ở Tokyo đã hợp tác để cho ra đời một ứng dụng thông minh giúp phát hiện khi nào những chú mèo bị đau.

Ứng dụng có tên "Cat Pain Detector" được phát hành vào tháng trước, đã thu hút được 43.000 người dùng, không chỉ ở Nhật Bản mà còn có cả ở châu Âu và Nam Mỹ.

Ứng dụng này là một phần của mảng công nghệ đang phát triển dành cho những người nuôi thú cưng quan tâm đến sức khỏe của những người bạn lông xù của họ, bao gồm cả máy theo dõi tâm trạng và máy phát hiện cơn đau của mèo được sản xuất tại Canada và Israel.

Trong khi đó, các nhà phát triển ứng dụng đưa thông tin vào hệ thống phát hiện AI, giúp hoàn thiện khả năng chẩn đoán hơn nhờ khoảng 600.000 bức ảnh do người dùng tải lên.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm