(ANTV) - Xung đột tại dải Gaza lại một lần nữa bùng phát và kéo ánh nhìn của thế giới đến mảnh đất bị chiến tranh tàn phá này. Trước cảnh đổ nát, nhiều người đã phải tự đặt câu hỏi "Trẻ em Palestine sẽ tiếp tục sống như thế nào?!" Câu trả lời là: "Vẫn phải sống!". Nỗi khổ đau của trẻ em sống tại bờ Tây không phải chỉ mới bắt đầu cách đây vài tuần, mà đã trải qua vài năm, vài thập kỉ.
Không ít em nhỏ Palestine từ khi sinh ra đến nay còn chưa biết đến cả những tiện nghi cơ bản nhất mà con người ta cần có. Dải Gaza là nhà của hơn 2 triệu người, tuy nhiên ¼ số dân là trẻ em đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Mỗi khi có tiếng cửa đóng sầm vào, em Bissan al-Mansi, 10 tuổi, lại lầm tưởng đó là một quả bom rơi xuống. Hơn 1 tháng đã trôi qua kể từ khi quân đội Israel tuyên bố đã thực hiện đợt không kích mới nhất nhằm vào Dải Gaza hôm 9/5, Mansi cho biết em vẫn luôn gặp ác mộng.
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần địa phương cho hay những triệu chứng của al-Mansi là phổ biến ở nhiều trẻ em sống trong khu vực này, các em bị thiếu ngủ, lo lắng, tè dầm, cũng như có xu hướng ỷ lại cha mẹ và không muốn đi ra ngoài.
Anh Muhammed Khatib, Nhà tâm lý cho biết: “Một số vấn đề về hành vi đã xuất hiện ở trẻ em bao gồm sợ hãi, hoảng loạn dữ dội vào ban đêm trong lúc ngủ cũng như khi nghe thấy bất kỳ âm thanh nào mà trẻ liên tưởng đến tiếng đạn pháo. Đây là mối liên hệ cảm xúc được hình thành do các sự kiện và hoàn cảnh mà các em đã trải qua. Hiện, chúng tôi đang hỗ trợ tư vấn cho những đứa trẻ này.”
Theo giới chuyên gia, người Palestine đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với Israel kể từ năm 2008, bắt nguồn từ những mâu thuẫn chồng chất và dai dẳng từ xa xưa trong lịch sử liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, văn hóa… Ước tính số trẻ em cần trợ giúp về sức khỏe tâm thần chiếm gần 1/4 trong tổng số 2,3 triệu dân tại Gaza, dải đất ven biển đang bị khóa kín này.
Em Bissan Al Mansi, 10 tuổi sống tại dải Gaza chia sẻ: “Em lo mọi chuyện xấu nhất sẽ xảy ra với ông nội và bà ngoại. Em sợ khi họ đang ngủ sẽ bị trúng bom và họ sẽ chết. Em cũng sợ trong nhà sẽ có chuyện không hay. Và rồi thật sự nó đã xảy ra.. cửa sổ bị vỡ, cửa phòng tắm cũng bị vỡ mặc dù nó còn mới..”
Nhà của Mansi ở Deir al-Balah, trung tâm Gaza, nằm trong số những ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy khi Israel ném bom khu phố của họ. Al-Mansi cho biết giờ em rất sợ ra ngoài, kể cả khi chơi với bạn bè. Trước đây, em luôn dậy sớm háo hức để đến trường, nhưng kể từ khi cuộc chiến kết thúc, em đã không dám ra ngoài.
Em Bissan Al Mansi, 10 tuổi sống tại dải Gaza kể rằng: “Từ khi chiến tranh nổ ra, em trở nên sợ mọi thứ.. sợ đi đến cửa hàng, sợ đến trường và sợ đi dạo với bạn bè. Em chỉ dám chơi một mình, đứng ở cửa nhà ngắm nhìn một chút. Ngay cả khi mọi người ở bên cạnh, em vẫn cảm thấy sợ hãi và lo lắng vì chiến tranh bắt đầu vào ban đêm."
Không có nơi trú bom nào an toàn ở Gaza, nơi có hơn 50% người Palestine sống trong cảnh nghèo đói và không có chỗ nào để đi ngoài nhà của họ. Đặc biệt là sau mỗi đợt giao tranh mới, các triệu chứng mà trẻ em sống tại khu vực này phải hứng chịu càng trở nên tồi tệ hơn.
Bà Mazeyouna Al Mansi, dì của Mansi nói: “Chúng tôi đã nói với những đứa trẻ xung quanh rằng đừng lo lắng và sợ hãi, nhưng chúng vẫn rất sợ. Chúng bắt đầu la hét. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng trấn tĩnh chúng nhưng chỉ được một lúc. Nỗi sợ hãi vẫn in sâu trong tâm trí các con. Chúng bắt đầu thức dậy vào ban đêm và gào thét, chúng tôi cho chúng ngủ lại nhưng không có tác dụng gì. Trước đây chúng không như thế.. Tôi không thể chịu được khi nhìn những đứa trẻ vô tư ngày ngày bị giày vò như thế.”
Anh Reem Hasanat, Nhà tâm lý cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng điều trị tâm lý cho những người bị hưởng bởi cuộc chiến mới nhất ở Gaza. Chúng tôi cố gắng xoa dịu, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho các gia đình, bà mẹ và trẻ em ở mọi lứa tuổi.”
Theo các quan chức Liên Hợp Quốc và các chuyên gia sức khỏe tâm thần Palestine, vì lợi ích của tất cả trẻ em tại dải Gaza và tương lai của chúng, hy vọng các bên tham gia chiến sự sẽ sớm nhận ra điều này mà buông bỏ vũ khí, cùng nhau đi đến một giải pháp hoà bình để sớm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo mà trẻ em Gaza đang phải đối mặt.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB