(ANTV) - Trước tình hình chính trị, xã hội còn nhiều biến động, nhiều người phụ nữ tại Yemen vẫn luôn cố gắng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, họ đã không ngừng cống hiến cho công việc và luôn đấu tranh để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Cuộc khủng hoảng ở Yemen đang ngày càng sâu sắc khi cuộc xung đột kéo dài 8 năm giữa các nhóm vũ trang và lực lượng chính phủ vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù lệnh ngừng bắn giúp giảm giao tranh trong vài tháng, nhưng đã sụp đổ vào tháng 10/2022 và không thể giúp giảm thiểu hậu quả về kinh tế và sức khỏe. Hiện tại, 80% dân số Yemen sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ và 2,2 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Trước tình hình chính trị, xã hội còn nhiều biến động, nhiều người phụ nữ tại Yemen vẫn luôn cố gắng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, họ đã không ngừng cống hiến cho công việc và luôn đấu tranh để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Mỗi sáng, bà Ahlam al-Saidi thức dậy trước bình minh, chuẩn bị bữa sáng cho gia đình trước khi đến làm việc tại một trong những bệnh viện phụ sản bận rộn nhất tại thành phố Sanaa, Yemen.
Bà Ahlam al-Saidi, nhà dịch tễ học cho biết: Tôi thức dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho cả gia đình. Sau đó tôi đi làm. Công việc của tôi khá vất vả, trở về lại phải làm việc nhà. Đây là điều mà đàn ông không thể làm được.
Bản thân là một bác sĩ đa khoa và nhà dịch tễ học, nhưng bà Ahlam al-Saidi vẫn phải đối mặt với khó khăn, bất cập trong hệ thống y tế của Yemen. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê và tận tuỵ đối với công việc của mình.
Bà Ahlam al-Saidi, nhà dịch tễ học chia sẻ: Phụ nữ luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tôi có con nhỏ ở nhà nên việc cân đối giữa chăm con và đi làm rất áp lực. Thậm chí, chúng tôi không nhận được tiền lương đầy đủ. Vì vậy, khó khăn ngày càng lớn hơn.
Yemen chìm trong bất ổn từ năm 2014 khi lực lượng Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa và phần lớn khu vực miền Bắc nước này, buộc chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen phải lưu vong tại Ả rập xê út. Xung đột đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người, đẩy quốc gia nghèo nhất trên Bán đảo Arab này lâm vào một trong những thảm họa nhân đạo trầm trọng nhất trên thế giới. Cuộc nội chiến kéo dài đã tàn phá nền kinh tế và các dịch vụ cơ bản bao gồm chăm sóc sức khỏe và khiến 80% dân số sống phụ thuộc vào viện trợ. Bên cạnh đó, các hoạt động nhập khẩu cũng bị cản trở.
Không chỉ vậy, Yemen cũng là một trong những nước hứng chịu hậu quả nặng nề củ khủng hoảng khí hậu, với hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng, đe dọa mạng sống của người dân.
Bà Hanaa Al Adimi, Bác sĩ nhi khoa, Yemen bày tỏ, phần lớn phụ nữ Yemen sinh con tại nhà. Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe đầu thai kỳ. Ngoài ra, cuộc sống khó khăn khiến nhiều phụ nữ tại đây vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Họ thường gặp các vấn đề về sức khỏe thậm chí là bệnh mãn tính khi đã lập gia đình.
Theo chia sẻ của bác sĩ nhi khoa Hana al-Adimi, áp lực kinh tế đối với các gia đình ở đất nước đầy xung đột khiến phụ nữ không thể thường xuyên được chăm sóc sức khoẻ.
Theo bà Hanaa Al Adimi, Bác sĩ nhi khoa, Yemen, cần đẩy nhanh hệ thống chăm sóc sức khỏe và mau chóng chấm dứt các cuộc xung đột đồng thời tăng cường các viện trợ nhân đạo tại Yemen để người dân nhan chóng được cấp đầy đủ thuốc men và các dịch vụ y tế.
Những thách thức chưa được giải quyết này đã trở thành động lực cho những người phụ nữ phụ nữ tại Yemen, giúp họ giữ vững trách nhiệm phải tiếp tục làm việc để tiếp cận và hỗ trợ những phụ nữ còn khó khăn khác trong xã hội./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB