Thứ Sáu, 01/11/2024 16:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Kim cương hồng tím siêu hiếm được định giá hơn 823 tỉ đồng

(ANTV) - Một viên kim cương màu hồng tím có “màu sắc và độ sáng vô song” dự kiến thu về hơn 35 triệu USD (823 tỉ đồng) khi được mở bán ở New York, Mỹ. Với mức giá dự kiến cao kỷ lục, viên kim cương này đã trở thành viên kim cương hồng tím có giá trị nhất từng được đấu giá.

Viên kim cương được đặt tên là Màu hồng vĩnh cửu (Eternal Pink) nặng 10,57 carat sẽ được đem ra đấu giá vào tháng 6 này. Công ty đấu giá Sotheby's cho biết, Enternal Pink được phân loại vào nhóm kim cương có màu hồng tím và là một trong những viên kim cương quan trọng nhất trong lịch sử.

Ông Frank Everett, Công ty đấu giá Sotheby's cho biết, 10,57 carat này là hội tụ của những gì tinh túy nhất của viên kim cương. Nó mang màu hồng tím với sắc độ rõ ràng nhất trong lịch sử kim cương từ trước tới nay. Khi nhìn vào bên trong, nó cũng không có một chút tì vết. Chỉ khi được chứng kiến tận mắt, bạn mới có thể cảm nhận được sự đặc biệt và sự sống động của màu sắc từ viên kim cương này.

Giá trị của kim cương chủ yếu được xác định bằng 4 yếu tố, bao gồm độ lớn, đường cắt, màu sắc và độ trong. Xét về yếu tố đường cắt, viên đá đã được phân loại là “không tì vết”, nghĩa là các khuyết điểm chỉ có thể nhìn thấy dưới độ phóng đại lớn.

Eternal Pink được cắt từ một viên kim cương thô, được phát hiện vào năm 2019, nặng hơn gấp đôi so với hiện tại. Công ty kim cương Diacore đã mất 6 tháng để cắt gọt và đánh bóng, làm bộc lộ vẻ đẹp tinh túy nhất của Enternal Pink.

Viên kim cương được công bố tại Hồng Kông vào ngày 1/4. Sau đó, nó sẽ được trưng bày ở một số thành phố, bao gồm Dubai, Singapore và Geneva, trước khi đến New York để bán vào tháng 6.

NASA công bố bản đồ chi tiết đầu tiên về nước trên mặt trăng

Trong những chuyến bay cuối cùng, kính viễn vọng SOFIA của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã có phát hiện quan trọng về vị trí của nước trên mặt trăng. Phát hiện này được kì vọng sẽ mở đường cho tương lai của nỗ lực thám hiểm mặt trăng và không gian xa thẳm của vũ trụ.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng SOFIA để quét khu vực gần cực nam của mặt trăng. Dựa trên những hình ảnh thu thập được, các nhà khoa học đã xây dựng một bản đồ mới, bao phủ diện tích hơn 230.000 km2 của bề mặt mặt trăng. Đây là bản đồ cho phép xác định vị trí của khối lượng nước khổng lồ bên dưới những dãy núi và hố va chạm bên trong vùng tối vĩnh viễn ở khu vực này.

Ý tưởng cho rằng có nước bên dưới bề mặt ở những vùng tối vĩnh viễn của mặt trăng không phải là mới. Các nghiên cứu trước đó cung cấp những manh mối cho thấy nhiều khả năng có nước trên mặt trăng nhờ vào sự hiện diện của khí hydrogen và oxygen. Tuy nhiên, trước đây không có cách nào xác định được liệu thật sự có nước hay chỉ là một dạng kết hợp khác của 2 nguyên tố trên hay không. Quan sát của SOFIA vào năm 2020 xác nhận có sự hiện diện của nước, và một trong những chuyến bay cuối cùng của kính viễn vọng tiết lộ vị trí chính xác và khối lượng ước tính của nước ở những địa điểm đó.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm