Thứ Sáu, 01/11/2024 17:37 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Rừng vẫn "chảy máu"

(ANTV) - Rừng được coi là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn sống xanh của con người. Nhưng không phải ai cũng nghĩ tới điều đó. Nạn phá rừng ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu, mức độ của tình trạng này ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện tại. Nếu như con người không biết trân quý cái gọi là cuộc sống xanh này và bảo vệ rừng thì cuộc sống của con người đang bị hủy hoại bởi chính bàn tay con người chúng ta.

Một vụ phá rừng vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại tiểu khu 554, xã Trường Sơn, thuộc lâm phận quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Để tiếp cận hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 554, xã Trường Sơn do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình quản lý, phải đi bộ đường rừng hơn một giờ đồng hồ. Tại đây, nhiều cây gỗ có đường kính khá lớn, trong đó có gốc cây khoảng 1m bị khai thác trái phép. Gỗ bị cắt xẻ và tẩu tán khỏi hiện trường, chỉ trơ lại gốc cây và ít gỗ bìa bắp.

Sau khi nhận được thông tin, đoàn liên ngành huyện Quảng Ninh đã tiếp cận hiện trường, bước đầu nhận định việc phá rừng xảy ra nhiều lần khác nhau, không phá ồ ạt. Qua kiểm tra xác định có 5 cây bị cắt hạ, chưa xác định được tên khoa học nên gọi là cây SP, người dân địa phương gọi là cây Măng ri. Theo đánh giá, rừng Trường Sơn có diện tích rộng, trữ lượng gỗ lớn, những năm gần đây, việc phá rừng diễn biến phức tạp.

Những cây gỗ vừa bị đốn hạ nằm la liệt khắp các lối đi, những góc cây có đường kính từ 10 đến 50 cen ti mét còn in những lát cưa tươi mới bị lâm tặc khai thác. Đó là những gì ghi nhận được tại hiện trường vụ phá rừng tự nhiên xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa xã Kim Hóa, Lê Hóa, thuộc huyện Tuyên Hóa và xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Theo thống kê ban đầu, diện tích rừng bị phá và xâm lấn trên địa bàn 2 xã Kim Hoá và Lê Hoá, huyện Tuyên Hoá có tổng cộng 9 khu vực, rộng khoảng 5,7 hecta, trong đó có hơn 4 hecta rừng tự nhiên và hơn 1,5 hecta đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Phần lớn diện tích rừng nói trên đã được giao cho các hộ dân khoanh nuôi, bảo vệ.

Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại đây diễn ra khá quy mô và trắng trợn. Do đó, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần sớm điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng liên quan để tránh tình trạng rừng tự nhiên ngày một mất dần trong thời gian tới.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 4 cán bộ trong đó có 2 cán bộ là Hạt Kiểm lâm Vũng Tàu - Phú Mỹ là Lê Văn Sinh, (sinh năm 1967); Nguyễn Kim Bình, (sinh năm 1985) và 2 cán bộ ở Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là Tạ Thanh Tùng, (sinh năm 1989); Trần Xuân Hưởng (sinh năm 1988) về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 1 điều 360 Bộ luật Hình sự, đây là những người được giao trực tiếp quản lý rừng trên địa bàn thị xã Phú Mỹ có liên quan vụ án phá rừng phòng hộ trên núi Thị Vải, thị xã Phú Mỹ.

Trước đó Cơ Quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Phú Mỹ đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Trần Quang Minh (sinh năm 1974) về tội “Hủy hoại rừng”. Năm 2019, Trần Quang Minh đã mua hơn 10.000 m2 đất trồng cây lâu năm trên núi Thị Vải (phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ), sau đó cho người đào phá lấy cây trên đất mà mình đã mua, lấp bằng phẳng, dùng đá kè tạo bậc thang, đào ao, kè ao trên mảnh đất này. Minh đã thuê người phá nát gần 18.000 m2 đất rừng tại các thửa đất 46; 31; 104; 103; 102; 101... là đất rừng phòng hộ đã được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quản lý với tổng diện tích 1.561.986 m2.

Khu đất rừng phòng hộ có chức năng chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước ngầm do Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý. Tổng giá trị thiệt hại của vụ việc là hơn 170 triệu đồng.

Theo chuyên gia, để giảm nguy cơ xâm hại rừng, trước mắt phải dần hạn chế và kiểm soát chặt chẽ dân di cư tự do vào sống gần rừng. Việc xử lý các vụ vi phạm lâm luật cần phải được lực lượng kiểm lâm thực hiện quyết liệt hơn, nhất là những vụ việc đủ điều kiện khởi tố hình sự. Về lâu dài, ngay sau khi phát hiện và xử lý các vụ phá rừng, các chủ rừng cần phải tính toán phương án trồng mới rừng trên diện tích bị phá, còn lực lượng kiểm lâm có trách nhiệm giám sát chặt chẽ những địa điểm này.

Muốn bảo vệ rừng, trước tiên làm sao để mọi người dân hiểu, ý thức về tầm quan trọng sống còn của rừng. Từ đó mọi người chung tay, chung sức bảo vệ, không lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà đang tâm hủy hoại, xâm hại.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm