(ANTV) - Xuất phát từ việc thách thức nhau trên mạng xã hội, các đối tượng thanh thiếu niên bắt đầu kêu gọi, thành lập các băng nhóm tham gia hỗn chiến. Thậm chí, các đối tượng còn không biết rõ mặt nhau, cứ thế sử dụng hung khí lao vào ẩu đả. Thực trạng này tiếp tục xảy ra liên tiếp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, gây bất an trong nhân dân.
Hung khí sắc nhọn, có tính sát thương cao. Bom xăng tự chế. Vỏ chai các loại. Trở thành vũ khí để các băng nhóm giao chiến.
Không mâu thuẫn, không quen biết nhau, chỉ vì hai chữ “nghĩa khí”, rất nhiều các thanh thiếu niên ngoài cuộc đã gia nhập băng nhóm chỉ để: thể hiện bản thân. Thậm chí, các thanh thiếu niên này còn không biết đến đối tượng kêu gọi đánh nhau là ai và nguyên nhân hỗn chiến là gì?
Đối tượng khai nhận: "Sáu nhắn tin tối mai đổ ra Trường Chinh hỗn chiến. Sáu đem đồ xuống, bên em có 1 cây, Sáu đem xuống 4 cây nữa. Lúc đó, em nghĩ là cứ ra hỗn chiến với nhau thôi, chứ cũng không biết gì, lúc bị bắt mới biết."
Thiếu tá Lê Phi Minh, Phó trưởng CAP Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết: "Nguyên nhân thì đa phần đều không liên quan đến các em tham gia đánh nhau, chỉ một đối tượng liên quan đến công kích trên MXH, một lời nói không hay, các đối tượng lên mạng kêu gọi bạn bè trên fb kéo đi đánh nhau, đi để giúp đỡ trên bạn bè, ùa theo phong trào."
Theo CATP Đà Nẵng, từ cuối năm 2022 đến tháng 5/2023, tình trạng này có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng lựa chọn thời điểm đêm khuya, sử dụng xe độ chế, vác theo hung khí truy đuổi đối thủ. Tiếng nẹt pô, lạng lách khiến nhiều người đi đường phải một phen hú vía khi bắt gặp các băng nhóm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT.
Ông Phạm Hồng Phong, thành phố Đà Nẵng cho biết: "Đà Nẵng bây giờ rất nhiều lớp trẻ chạy xe lạng lách, cầm hung khí đi từng top rất đông, ảnh hưởng người dân, hoang mang. Mình tham gia giao thông cũng bất an lắm."
Ông Bùi Xuân Hùng, thành phố Đà Nẵng cho biết: "Khuya là có một số thanh niên tụ tập đi xe phân khối lớn, đi cả đoàn, gây mất trật tự của khu phố, phải có biện pháp ngăn chặn."
Các thanh thiếu niên bị lực lượng chức năng bắt giữ phần lớn đều dưới 18 tuổi (chiếm 75,5%), thường không được gia đình quản lý, giáo dục thường xuyên, ham chơi và rất liều lĩnh, coi thường pháp luật. Đặc biệt, các trường hợp này sẵn sàng chống trả khi bị lực lượng chức năng phát hiện. Do đó, các tổ công tác đặc biệt 911, 8394 tại thành phố Đà Nẵng tăng cường công tác nắm tình hình, ngăn chặn kịp thời mối nguy hại từ băng nhóm thanh toán lẫn nhau.
Đại úy Nguyễn Đình Long, Tổ trưởng Tổ C2 – 911, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết: "Các đối tượng thường tụ tập ở công viên, tượng đài, khu vực có địa hình bằng phẳng, dễ tầu thoát, khi có Công an đến thì bỏ chạy. Tổ C2 đã tổ chức khép vòng vay, xử lý, ngăn chặn kịp thời, thu hồi được hung khí. Qua đó phát huy vai trò của lực lượng."
Không chỉ truy bắt các nhóm đối tượng, Công an thành phố Đà Nẵng còn tập trung xác định nguồn gốc, nơi chế tạo, bán các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Bằng mọi giá phải xử lý triệt để, tận gốc và kịp thời vấn đề này, nếu không hậu quả sẽ khó lường cho xã hội. Các đơn vị cũng được yêu cầu xử lý nghiêm với những thanh thiếu niên vi phạm, kể cả người thân giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB