(ANTV) - Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp không ít khó khăn khi đơn hàng sụt giảm, đầu ra gặp khó, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu vẫn ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa. Trước những khó khăn này, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ban ngành, địa phương đưa ra nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ khác nhau nhằm trợ lực cho các doanh nghiệp.
Hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đơn vị này đang tích cực phục hồi và phát triển sau những tác động nặng nề của hậu COVID-19. Khó khăn lớn nhất và cũng vấn đề được mong mỏi hỗ trợ nhiều nhất của các doanh nghiệp lúc này vẫn là câu chuyện nguồn vốn.
Anh Phạm Hà – Chủ tịch HĐQT Lux Group chia sẻ, hiện tại, chúng ta cũng chưa có những chính sách cụ thể nào cho các doanh nghiệp du lịch, phần lớn chỉ có thương hiệu và con người trong khi đó không có tài sản đảm bảo dẫn đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay hay chính sách là còn rất nhiều khó khăn.
"Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có 3 cái khó khăn dai dẳng. Một là thiếu vốn, hai là khả năng tiếp cận ứng dụng khó khăn, ba là tiếp cận mặt bằng sản xuất và các thủ tục hành chính"- TS Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- VINASME nói.
Thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách về tài khóa như: gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm thuế, phí, lệ phí với tổng quy mô khoảng 200.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tập trung thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản theo các Nghị định số 08, số 10 và Nghị quyết 33 của Chính phủ… Những biện pháp này được đánh giá đã đem đến những hiệu ứng tích cực cho sự phục hồi của doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, có thể các giải pháp về tín dụng và các giải pháp khác thì tác động đến thị trường, vốn và lao động thì có thể phải lâu hơn, nhưng gói giải pháp về thuế và phí thì chúng ta thấy rất là rõ, và ngoài gói giảm thuế giá trị gia tăng thì gói giải pháp về phí vừa rồi có 36 nhóm phí và lệ phí được giảm từ 10 – 50% trong đó có 21 nhóm được giảm luôn 50%. Chúng tôi nghĩ rằng giảm phí, lệ phí đó tác động rất nhiều đến sản xuất.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế phân tích, từ đầu năm đến nay chúng ta đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành từ đó góp phần làm cho lãi suất huy động giảm đi từ đó làm chi phí huy động vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân giảm đi. Người dân chi tiêu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động của sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Với gói chính sách sau khi triển khai chưa phát huy được hiệu quả như mục tiêu đặt ra như gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp với quy mô 40.000 tỉ, nhiều chuyên gia kinh tế đã đề xuất chuyển nguồn lực từ gói này sang cho một chương trình khác, vẫn mang tính chất hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, có thể ưu tiên các chính sách hỗ trợ về thuế, phí.
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam nhận định, việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề nghị chuyển gói giải pháp về tín dụng có thể sang gói giải pháp khác về thuế, phí, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Là những ý tưởng rất là tốt cũng nhằm mục tiêu là giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn để có thể hồi phục và tiếp tục phát triển.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% gần như không đạt được mục tiêu mong muốn. Chúng ta có thể xem xét chuyển sang hình thức hỗ trợ khác bằng cách giảm, miễn tiền đóng phí, lệ phí hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc các chi phí cho các doanh nghiệp khi mua bán các hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, song ở chiều ngược lại, cũng có 113.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại thị trường. Lúc này, để doanh nghiệp trụ vững sẽ còn cần nhiều chính sách hỗ trợ tổng hòa. Và bất kỳ chính sách nào cũng cần các ban ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai, giảm thiểu thủ tục hành chính và có những cách thức linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB