(ANTV) - Kể từ đầu tháng 4 năm nay, TP. HCM đã chấm dứt hoạt động các cơ sở giết mổ thủ công để chuyển về các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp. Quyết định này của Thành phố nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên ghi đến nay nhiều thương lái không mặn mà với các nhà máy giết mổ tập trung.
Anh Hoàng Văn Phi cho biết, kể từ khi chuyển sang giết mổ heo theo hình thức công nghiệp, mỗi ngày anh phải chi thêm 15 triệu đồng so với lò giết mổ thủ công lúc trước. Chi phí giết mổ heo công nghiệp này cao hơn 2/3 so với giá giết mổ tại cơ sở thủ công. Chi phí tăng, lợi nhuận giảm nên anh Phi đang nghĩ đến việc tìm tới lò mổ thủ công ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM.
Anh Hoàng Văn Phi, Thương lái TP. HCM cho biết,giá cả ở nhà máy thủ công lần trước thì đã bỏ 40 tới 45000 đồng, về đây giớ khoảng 65. 000. Tăng khoảng 20.000, một con. Mà giết mổ càng số lượng nhiều thì càng lỗ, lợi nhuận sẽ giảm.
Có lẽ cũng chính từ nguyên nhân giá mổ chênh lệch như vậy nên nhiều thương lái cũng đã chuyển hướng giết mổ ở ngoài khu vực TP. HCM. Theo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phó, trong tháng 4 và tháng 5 nguồn heo giết mổ công nghiệp trên địa bàn giảm khoảng 700 đến 1.200 con/ngày, tương đương 10% - 15%. Ngoài chuyển dịch điểm giết mổ, một số thương lái còn thay đổi hình thức kinh doanh thịt thay vị mua heo sống về giết mổ. Lượng gia súc giảm, các nhà máy giết mổ công nghiệp cũng vì thế mà chỉ hoạt động được 50% công suất thiết kế.
Không thể phủ nhận giết mổ theo hình thức công nghiệp giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tốt hơn, tuy nhiên lại làm mất lợi thế cạnh tranh về giá bán thịt heo tại ra thị trường. Do đó, để các thương lái chọn nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm thì cần được tính toán cân đối về mặt chi phí để vừa đảm bảo nguồn thực phẩm vệ sinh, vừa giúp nhà máy ổn định nguồn thu.
Dự báo xuất khẩu hồ tiêu gặp rất nhiều khó khăn
Mặc dù trong những tháng đầu năm 2023, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta tăng khoảng 47,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vẫn có khả năng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức… do phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những bất ổn của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe hơn từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu.
Chất lượng hồ tiêu kém, nhiều lô không đạt yêu cầu để xuất khẩu là nhận xét chung của nhiều cơ sở thu mua hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Nguyên nhân được chỉ ra, là do biến đổi thất thường của thời tiết cũng như quá trình bảo quản sau thu hái của bà con nông dân không đảm bảo.
Anh Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Chi nhánh công ty TNHH OLAM Việt Nam tại Đắk Lắk cho biết, bà con nông dân trữ hàng tiêu lâu quá thì chất lượng càng kém đi rất nhiều. Do quá trình phơi hái, người ta phơi không đủ độ ẩm để tiêu lưu trữ lâu ngày, thành ra dẫn đến hiện tượng mốc. Tình trạng đó khiến giá trị hạt tiêu giảm xuống rất nhiều.
Chất lượng hồ tiêu sụt giảm so với mọi năm, trong khi yêu cầu về điều này của các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu thì ngày càng khắt khe hơn. Cùng với đó là tình hình lạm phát, khủng hoảng kinh tế trên thế giới vẫn tiếp tục căng thẳng,… khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh… Và đó là những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn của nước ta không mấy lạc quan về xuất khẩu tròng niên vụ hồ tiêu năm nay.
Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Xuất khẩu 2/9 Đắk Lắk cho biết, thị trường Châu Mỹ và Châu Âu, sẽ tiếp tục khó khăn hơn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy dư lượng của Việt Nam đã giảm rất nhiều so với những năm trước, nhưng với rào cản phi thương mại của Mỹ hiện nay, sẽ tiếp tục gây khó khăn để đạt yêu cầu của thị trường. Dẫn đến nhu cầu mua của nhà xuất khẩu giảm, nên giá cũng chưa phát triển thuận lợi được.
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, yếu tố kinh tế vĩ mô, bối cảnh lạm phát Châu Âu, Châu Mỹ ảnh hưởng đến tiêu dùng. Trước đây thói quen đi ăn ngoài, hoang phí, thì giờ đây họ cũng thắt lưng buộc bụng, do lạm phát quá cao. Tất cả thứ đó tác động đến cầu trên thị trường.
Hiện tại, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đang ở “thời điểm vàng” do sắp kết thúc vụ thu hoạch, với sản lượng dồi dào. Tuy nhiên, quá trình này chỉ diễn ra cho đến hết quý II/2023 và nhiều khả năng sẽ chậm lại vào quí III khi khách hàng sẽ tìm đến các nước sản xuất hồ tiêu lớn như Brasil, Indonesia… vì đây là thời điểm thu hoạch hồ tiêu của 2 quốc gia này./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB