(ANTV) - Dự án hình thành trong tương lai (trên giấy) nên bị giới hạn tiền cọc không quá 5% giá trị tài sản khi đã được công nhận chủ đầu tư. Đây là nội dung vừa được Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xem xét siết hoạt động cọc bán nhà trên giấy trong Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Có thể thấy, ở góc độ người mua đều đồng tình với để xuất trên bởi không chỉ giúp tiết giảm gánh nặng chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro mất tiền cọc. Hiện nay, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ điều chỉnh các hành vi giao dịch kể từ thời điểm ký hợp đồng kinh doanh bất động sản, chưa điều chỉnh các hành vi giao dịch xảy ra trước thời điểm này như đặt cọc, hứa mua, hứa bán, hợp tác đầu tư, hợp đồng góp vốn.
Lỗ hổng pháp lý trên đã dẫn đến tình trạng một số chủ đầu tư lách huy động vốn khi chưa đủ điều kiện kinh doanh hoặc vẽ dự án “ma” rồi thu tiền đặt cọc có giá trị lớn để chiếm dụng vốn, thậm chí lừa đảo, ôm tiền của khách hàng bỏ trốn. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải siết quy định đặt cọc trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý.
Đánh giá về đề xuất đưa quy định đặt cọc vào dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa, cũng cho rằng quy định đặt cọc nhằm mục đích bảo vệ cho người mua nhưng lại không mang tính khả thi trong thực tế.
Dù đưa quy định đặt cọc cụ thể bao nhiêu vào dự thảo luật cũng khó khả thi vì doanh nghiệp sẽ lách bằng cách này, cách khác để huy động vốn. Vấn đề chính ở đây là minh bạch về pháp lý dự án, phương án xây dựng và tài chính của dự án.
Trước đó, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh từng có văn bản nêu vấn đề các dự án bất động sản có dấu hiệu "lách luật huy động vốn" bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ chưa đúng quy định. Số tiền cọc có trường hợp lên đến 80% giá trị căn hộ. Do đó, giám sát hoạt động đặt cọc để tránh việc bên bán thu tiền cọc quá lớn, có thể phát sinh hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người mua.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB