(ANTV) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay nhờ hoạt động kinh tế khả quan trong quý I vừa qua.
Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ đạt 3%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Tuy nhiên, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 vẫn ở mức 3% do các nền kinh tế phát triển giảm tốc. Theo đó, các mức tăng trưởng này thấp hơn so với mức tăng 6,3% đạt được năm 2021 và 3,5% vào năm 2022.
Dự báo dựa trên cơ sở ngành dịch vụ phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhờ các nước đẩy mạnh hoạt động thu hút du lịch. Tổ chức này cũng cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện nhờ Mỹ đã phần nào tháo gỡ được vấn đề trần nợ công và xoa dịu mối quan ngại về cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với những thách thức kéo dài bất chấp “khả năng phục hồi trong ngắn hạn”, lưu ý các nước nên duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.
Nhật Bản nỗ lực khuyến khích phụ nữ theo đuổi ngành khoa học
Trong bối cảnh dân số già hóa, tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lực lượng lao động trong thời gian tới. Để đối phó với tình trạng này, bên cạnh việc mở rộng chính sách nới lỏng nhập cư đối với lao động nước ngoài, thu hút lao động nhập cư tay nghề cao, chính phủ nước này cũng đang nỗ lực khuyến khích phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, vốn đa phần dành cho nam giới tại Nhật Bản.
Yuna Kato, sinh viên năm thứ ba tại Học viện công nghệ Tokyo, một trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật Bản đang đặt mục tiêu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Điều đó khiến cô trở thành người phụ nữ hiếm hoi ở Nhật Bản học tập trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, hay còn gọi là STEM.
Kato cho biết cô muốn tạo ra những thứ có ích cho cuộc sống của con người và bị khoa học cuốn hút một cách tự nhiên, bất chấp quan niệm tại Nhật Bản rằng khoa học chỉ dành cho nam giới.
Nhật Bản xếp cuối cùng trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với chỉ 16% nữ sinh viên đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất và xây dựng, và chỉ có một nhà khoa học nữ trong tổng số bảy người. Có thể thấy sự thiếu đại diện đó trong các hoạt động câu lạc bộ của Kato, nơi cô ấy là một trong số ít các thành viên mà hầu hết là nam giới.
Trong năm học mới 2024 tới đây, cùng với lời kêu gọi của chính phủ, Học viện công nghệ Tokyo, Nhật Bản cùng với một số trường đại học khác sẽ bắt đầu đưa ra hạn ngạch dành cho sinh viên nữ theo học chuyên ngành STEM.
Ngôi trường này cho biết đặt mục tiêu nữ giới chiếm 20 – 30% số sinh viên mới, tăng 13% so với hiện tại. Tuy nhiên, so với 48% nữ giới tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, con số này vẫn còn khiêm tốn. Mặc dù vậy, động thái này của chính phủ Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp giảm việc sinh viên nữ phải từ bỏ việc học vì những áp lực học tập trong môi trường chủ yếu là nam giới.
Việc thiếu sinh viên nữ theo đuổi các ngành khoa học, kỹ thuật hiện nay tại Nhật Bản đang trở thành một vấn đề nan giải đối với chính phủ. Trong bối cảnh dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng giảm.
Đặc biệt, Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt 790.000 lao động vào năm 2030 chỉ riêng trong lĩnh vực CNNT, mà phần lớn là do sự thiếu hụt trầm trọng nữ giới trong ngành này. Các chuyên gia cảnh báo, điều này sẽ dẫn đến đất nước có nguy cơ suy giảm về đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh.
Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, nhiều công ty lớn ở Nhật Bản cũng đang tiến đến việc thuê các kỹ sư nữ, trong bối cảnh họ gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài.
Bên cạnh việc mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh cho nữ giới cũng như tuyển dụng nhân viên nữ trong cách ngành kỹ thuật, công nghệ, nhiều công ty cũng phối hợp với các trường học trao học bổng cho các nữ sinh STEM. Với những nỗ lực như vậy, hy vọng Nhật Bản sẽ có số lượng nữ sinh trong các ngành công nghệ cao hơn trong thời gian tới.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB