(ANTV) - Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2023 đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước, tuy nhiên giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình xuất khẩu trong nửa đầu tháng 4 vẫn khó khăn, do đó các doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu, bao gồm khơi thông nguồn vốn và kết nối các thị trường.
Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở ngành dệt may, với ước đạt 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm trước. Những khó khăn trong ngành này là do sức mua giảm mạnh từ các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam chia sẻ: Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may đều thiếu đơn hàng sản xuất, thông thường các doanh nghiệp lớn sẽ nhận những đơn hàng lớn rồi về nước chia sẻ cho các doanh nghiệp nhỏ làm gia công. Nhưng hiện tại đơn hàng đang rất thiếu và nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng sản xuất trong tháng 4 này.
Theo các doanh nghiệp, thị trường có thể “ấm” trở lại trong những tháng cuối quý III năm nay, tuy nhiên đó chỉ mới là suy đoán vì ở thời điểm hiện tại các thị trường xuất khẩu chính vẫn chưa có nhiều dấu hiệu tích cực. Trong bối cảnh đó, đại diện các ngành hàng đều kiến nghị cần có giải pháp khơi thông nguồn vốn và tăng cường xúc tiến thương mại từ ngành chức năng để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề nghị, chúng tôi cũng mong muốn chính phủ có các gói gọi là gói kích cầu khoảng 10 ngàn tỉ đồng giúp cho dn vay với lãi suất thấp để thu mua tôm, cá, nguyên liệu của bà con để kích thích, khơi thông sản xuất của tương lai gần.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM cho hay, nhiều doanh nghiệp kiến nghị với chúng tôi là làm sao Chính Phủ có các quỹ hỗ trợ để doanh nghiệp vay lãi suất thấp để trả lương cho công nhân, trả lương chơ cán bộ. Hiện nay các doanh nghiệp phải vay để trả lương mà vay với mười mấy % thì rất là cao.
Trong bối cảnh khó khăn này, Bộ Công Thương cùng các đơn vị nghiên cứu những giải pháp ngắn hạn, dài hạn để phối hợp gỡ khó về thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp. Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết thực hiện các giải pháp về thị trường. Hiện Bộ vẫn duy trì giao ban với các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp cho doanh nghiệp về nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thuận lợi, khó khăn của hàng hoá Việt Nam khi vào thị trường đó.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chủ động những giải pháp để ứng phó với những khó khăn trong những tháng cuối năm.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB